Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Vảy nến đường sinh dục như thế nào?

Bệnh vảy nến là 1 bệnh lý thường hay bùng phát phức tạp nhất trong thời gian mùa thu và mùa xuân. Bệnh gây ảnh hưởng không ít nhiều đến vấn đề thẩm mỹ và tâm lý. Bởi vậy khi người bệnh mắc phải rất ái ngại đến vấn đề giao tiếp. Bệnh có thể xuất hiện trên mọi chỗ da trên cơ thể: đầu, chân, tay,..và cả bộ phận sinh dục. Chính vì thế cần có những biện pháp phòng tránh và điều trị vảy nến, dieu tri vay da cách hiệu quả nhất.





Hiểu về bệnh vảy nến sinh dục

Bệnh vẩy nến sinh dục không phải là một bệnh hoa liễu và không thể lây truyền qua đường tình dục. Đôi khi, chúng ta cũng bị nhầm lẫn với viêm da, hăm da.
Ở nam giới, bệnh vẩy nến có thể ảnh hưởng đến dương vật, bìu, vùng mu, mông và hậu môn. Các nốt vảy nến có màu đỏ trên đầu hoặc thân dương vật, da thường mịn và sáng bóng và đôi khi cũng có vảy. Bệnh vẩy nến dương vật xuất hiện ở cả nam giới cắt bao quy đầu và không cắt bao quy đầu.
Ở phụ nữ, bệnh vẩy nến, vay phan hong có thể ảnh hưởng đến vùng da bên ngoài của âm hộ, vùng mu, mông và hậu môn. Bệnh vẩy nến thường ảnh hưởng đến da bên ngoài của bộ phận sinh dục. Niêm mạc, chẳng hạn như âm đạo hay niệu đạo thường không bị ảnh hưởng.
Vùng da bị vảy nến có thể là các nốt nhỏ hoặc lớn, thường gây ngứa vì nằm trong khu vực rất nhạy cảm, nhưng thường không quá đau. Nếu bạn gãi, vùng da bị bệnh có thể bị nhiễm trùng. Nếu không được điều trị có thể gây khó chịu, đau đớn cho bất cứ lần "hành sự" nào.


Cách điều trị bệnh vẩy nến sinh dục
Điều trị bệnh vẩy nến ở khu vực này khá phức tạp bởi thực tế rằng steroid mạnh tại chỗ gây teo mỏng da, một tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gây ra sau này là đau khi giao hợp.
Phương pháp điều trị an toàn là bằng steroid nhẹ như hydrocortisone OTC 1% hydrocortisone theo toa với kem iodoquinol. Ngoài ra, loại thuốc hữu ích khác là Protopic và Elidel.
Khi toàn bộ khu vực bộ phận sinh dục bị vẩy nến, bạn cần điều trị bằng Methotrexate hoặc Soriatane, thậm chí một loại thuốc sinh học có thể được chỉ định.
Ngoài thuốc, các bác sĩ cũng thường sử dụng ánh sáng, tia cực tím (UV) để điều trị vảy nến.

Lời khuyên và cách phòng tránh
Các loại kem có hiệu quả cho vùng khuỷu tay hoặc trên mặt đều không thể được dùng để điều trị vảy nến sinh dục. Bởi da ở vùng sinh dục mỏng hơn so với da ở trên mặt hoặc khuỷu tay và đầu gối. Nếu bạn cố tình, thuốc sẽ được hấp thụ với một tỷ lệ cao hơn nhiều, do đó có thể dẫn đến biến chứng.

Giảm căng thẳng là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh vẩy nến bộ phận sinh dục. Một số nghiên cứu đã tìm thấy có sự liên kết giữa stress cấp tính hoặc mãn tính và bệnh vẩy nến. Thiền và yoga được cho rằng có thể giảm bớt căng thẳng.


Chế độ ăn uống cũng là một yếu tố khác ảnh hưởng đến tình trạng xấu, tốt của bệnh vẩy nến sinh dục. Các bác sĩ luôn khuyến cáo một chế độ ăn uống nhiều rau, trái cây, các loại hạt và sữa chua. Các loại thực phẩm hữu cơ là sự lựa chọn tốt nhất. Sản phẩm sữa có thể có lợi cho các nạn nhân của bệnh vẩy nến sinh dục. Tất cả các loại thực phẩm giàu canxi có chứa một lượng lớn các axit amin cần thiết cho hệ thống miễn dịch của cơ thể và do đó chữa lành nhanh hơn.

Canxi có lợi đối với hệ thống thần kinh trung ương. Hệ thần kinh trung ương các kiểm soát hầu như tất cả các chức năng và phản ứng của cơ thể. Nhiều nhà khoa học đồng ý rằng việc cải thiện chức năng hệ thần kinh trung ương rất nhiều sẽ làm giảm bớt sự xuất hiện của bệnh. Thực phẩm có hàm lượng chất béo, muối, đường cao có xu hướng gây khó chịu hơn cho bệnh nhân. Ngoài ra ngô và các sản phâm từ ngô cũng nên tránh. Thực phẩm đóng hộp hoặc đóng gói sẵn có chứa một lượng lớn chất bảo quản gây tình trạng bệnh thêm nặng.

Hút thuốc và uống rượu có xu hướng làm khô da và gây sưng. Sử dụng rượu quá mức gây ngứa tăng sưng và giảm hiệu quả của thuốc điều trị.
Bất kỳ loại thuốc tại chỗ được sử dụng ở vùng sinh dục cần phải được chế tạo từ các thành phần tự nhiên. Hương thơm ở các chất tẩy rửa hoặc chất làm mềm vải cũng sẽ khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

Nếu muốn quan hệ khi đang bị bệnh, tốt nhất, bạn nên sử dụng bao cao su khi để giúp ngăn chặn viêm da nặng hơn ở “cậu nhỏ”.

Tóm lại là người bệnh cần phải tuân thủ những yêu cầu điều trị của bác sĩ, có 1 tinh thần thoải mái cũng như có những chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để có thể điều trị bệnh 1 cách triệt để nhất có thể.

Điều trị vảy nến với các loại thuốc sinh học

Nói đến vảy nến, vay phan hong thì không còn xa lạ với mỗi người. Bệnh đang có tỉ lệ số người mắc phải cũng khá cao, gây ra tình trạng phá sản và rối loạn phát triển các tế bào sừng. Bệnh ít khi gây nên hậu quả nghiêm trọng nhưng lại gây ra ảnh hưởng không ít đến tâm lý cũng như về thẩm mỹ của người bệnh. Chính vì thế cần có những phương pháp điều trị hợp lý.

Điều trị vảy nến, dieu tri vay da bằng các chế phẩm sinh học nhằm ngăn chặn quá trình di chuyển của tế bào trình diện kháng nguyên tới hạch bạch huyết, hoặc ngăn lympho T hoạt hóa, hoặc cản trở quá trình tương tác giữa tế bào lympho T và APC... theo cơ chế miễn dịch ở trên. Thuốc sinh học (biological drugs) là các thành phần của cơ thể sống hoặc là sản phẩm tạo ra từ cơ thể sống được sử dụng để phòng ngừa hoặc điều trị bệnh. Có 5 chế phẩm sinh học chính sau đây được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để điều trị vảy nến là efalizumab, alefacept, etanercept, infliximab và adalimumab.
vảy nến


1.Efalizumab (raptiva) là một kháng thể đơn dòng tái tổ hợp từ IgG1 của người, được FDA chứng nhận vào năm 2003 để điều trị vảy nến thể mảng vừa và nặng, dai dẳng, và khuyến cáo dùng cho các trường hợp không dùng được các thuốc điều trị vảy nến nhóm kháng TNF alpha. Thuốc không có chỉ định cho dieu tri vay nen thể khớp vì ít có tác dụng so với các thuốc sinh học khác.
Khi dùng thuốc này, thông thường bệnh sẽ đáp ứng ở tuần thứ 4-8. Các trường hợp không đáp ứng dễ xảy ra hiện tượng bùng phát trở lại, do vậy không tiếp tục dùng nếu trong vòng 12 tuần mà không đạt được kết quả điều trị. Tuy nhiên thuốc có thể gây đau đầu, mệt mỏi, sốt, lạnh run, tăng men Alkaline phosphatase, nhiễm khuẩn, nhưng nghiêm trọng nhất là giảm tiểu cầu. Ngoài ra có thể gặp hiện tượng vảy nến bùng phát trong tuần điều trị thứ 6 - 12 hoặc tái bùng phát khi dừng thuốc. Một số trường hợp u ác tính, tăng sản bạch cầu và nhiễm trùng cơ hội cũng đã được báo cáo ở bệnh nhân vảy nến điều trị bằng efalizumab. Không dùng trong các trường hợp mẫn cảm với thuốc, có thai. Lưu ý với người già, suy giảm miễn dịch, giảm tiểu cầu, dùng vaccin sống, đang bị các bệnh nhiễm trùng.


2. Alefacept (amevive) được FDA chấp thuận vào năm 2003. Đây là thuốc đầu tiên trong nhóm có nguồn gốc sinh học được công nhận điều trị vảy nến với hiệu quả kéo dài.
Tác dụng phụ thông thường có thể gặp: đau đầu, ngứa, viêm mũi - họng, tăng nguy cơ nhiễm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các tác dụng phụ nghiêm trọng gồm: giảm bạch cầu, nhiễm trùng nặng, suy chức năng gan (do nhiễm virut viêm gan), bệnh ác tính... tuy nhiên rất hiếm gặp.
Chống chỉ định cho những trường hợp mẫn cảm với thuốc, người có HIV, thận trọng với người đang mắc các bệnh nhiễm trùng, dùng vaccin sống, có tiền sử các bệnh ác tính, phụ nữ có thai.

3. Etanercept được FDA chấp thuận điều trị vảy nến mảng vừa và nặng từ năm 2004. Thuốc này còn được dùng điều trị thấp khớp, vảy nến thể khớp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên tiến triển.

Trước khi dùng thuốc nên xét nghiệm công thức máu, máu lắng, ure, creatinin máu, men gan, Xquang ngực, virut viêm gan C và kiểm tra lại sau 3 tháng điều trị.
Tác dụng phụ thường gặp là: phản ứng tại chỗ, ho, nhức đầu. Các tác dụng phụ nặng hơn có thể gặp như nhiễm trùng nặng, thiếu máu, giảm bạch cầu, bệnh bạch cầu ác tính, suy tim tiến triển...

4. Infliximab được FDA chấp thuận điều trị vảy nến mảng dai dẳng vừa và nặng từ năm 2006. Ngoài ra còn được điều trị trong viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, viêm cột sống dính khớp, vảy nến thể khớp. Do tác dụng nhanh chóng nên infliximab được chỉ định trong các tình trạng cấp tính và cần cải thiện nhanh như đỏ da toàn thân, vảy nến thể mủ, vảy nến khớp.

Tác dụng phụ thường gặp là nhức đầu, ngứa ngáy, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Hiện tượng xuất hiện kháng thể kháng infliximab cũng gặp và làm giảm hiệu lực của thuốc. Nghiêm trọng là biểu hiện vượng phát suy tim, bệnh lao, nấm, viêm gan, hội chứng giả lupus ban đỏ... Cần ngưng điều trị bằng infliximab nếu men gan tăng từ 5 lần trở lên.
Chống chỉ định trong các trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc, suy tim tiến triển độ 3 - 4. Thận trọng với phụ nữ có thai.


5. Adalimumab được FDA chấp thuận từ đầu năm 2008. Chỉ định điều trị tương tự như infliximab. Các xét nghiệm khuyến cáo nên làm là Xquang, công thức máu, chức năng gan, viêm gan B, b- HCG. Tác dụng phụ bao gồm phản ứng tại chỗ tiêm, đau đầu, viêm mũi - họng, viêm đường hô hấp, tăng triglycerid, mệt mỏi. Các biểu hiện có thể gặp là nguy cơ nhiễm trùng nặng, nhiễm lao hoặc tái bùng phát, nhiễm nấm, hội chứng giả lupus, nguy cơ bệnh ác tính, thiếu máu. Cần thận trọng với các trường hợp có bệnh tim mạch, mang thai.

(theo Suckhoevadoisong)

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Hướng điều trị hiệu quả của bệnh vảy phấn hồng

Em bị viêm da hơn 5 tháng nay. Lúc đầu đi khám thì bs nói bị vẩy phấn hồng nhưng không thấy khỏi, khám tại bệnh viện da liễu thì bs nói bị chàm nhưng uồng thuốc không thấy bệnh giảm đi.Hiện nay trên người em có rất nhiểu vết thâm và có những mụt màu hồng . Bên ngoài viển nồi dày hơn chính giữa hơi bị lõm vô, không thấy vẩy và rất ngứa , ngứa nhiều vào ban đêm . Em có phải bị bệnh vẩy nến khong ? (hoahongvang_0901)

Trả lời:
Theo thư bạn mô tả, có thể bạn bị bệnh vay phan hong. Vẩy phấn hồng (Pityriasis rosea) là một bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên, nữ nhiều hơn nam,  thường bắt đầu bằng một đốm hồng ban tróc vẩy to ở vùng ngực, bụng hay lưng và sau đó lan rộng khắp người.


Bệnh xảy ra nhiều nhất vào mùa xuân và mùa thu, thường tự khỏi sau 4-8 tuần không để lại dấu vết. Tuy nhiên, vì bệnh gây khó chịu và dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh ngoài da khác cũng có sang thương hồng ban tróc vẩy nên bệnh nhân cần phải được hướng dẫn xử trí đúng.  

Triệu chứng

-  Khởi đầu.  Vẩy phấn hồng điển hình thường bắt  đầu bằng một đốm hồng ban rộng lớn, tróc vẩy, hơi nhô cao trên bề mặt da. Vị trí thường gặp ở ngực , bụng, lưng. – gọi là mảng hồng ban khới đầu.

- Tiến triển.  Sau đó, trong từ vài ngày đến vài tuần, nhiều đốm hồng ban nhỏ hơn, d~ 0,5cm- 2cm, tróc vẩy, xuất hiện tiếp tục khắp ngực, lưng, bụng phân bố theo dạng hình cây thông. Sang thương có thể ngứa và hiếm gặp ở vùng mặt hay tứ chi.

- Màu.  Sang thương vẩy phấn hồng thường xếp giống hình vẩy cá và có màu hồng. Nếu bệnh nhân có da sậm màu, sang thương có thể có màu xám, nâu sậm hay màu trắng.

- Triệu chứng khác.  Khoảng 50% bệnh nhân bị vẩy phấn hồng cũng có các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp trên như: nghẹt mũi, đau cổ họng, ho…trước khị mảng hồng ban khởi đầu của vẩy phấn hồng xuất hiện.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh chính xác của vẩy phấn hồng vẫn chưa được xác định rõ. Người ta cho rằng có vai trò của sự nhiễm một vài chủng herpes virus như HHV6, HHV7. Tuy nhiên, người ta cũng không cho rằng bệnh có thể truyền nhiễm.


Bệnh nhân được khuyến cáo nên đi khám bệnh khi có các triệu chứng đặc biệt sau:

- Xuất hiện mảng hồng ban rộng lớn, tróc vẩy ở vùng ngực, lưng, bụng.
- Có nhiều hồng ban xuất hiện tiếp theo khắp ngực, lưng, bụng hay có thể có thêm ở mặt, tứ chi.

Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán là bị vẩy phấn hồng mà sang thương vẫn  không khỏi sau 3 tháng, cần phải đến tái khám bác sĩ chuyên khoa Da Liễu ngay.

Biến chứng.
- Vẩy phấn hồng có thể gây ngứa nhiều, đặc biệt khi thân nhiệt bệnh nhân quá nóng.
- Các hồng ban có thể khỏi hoàn toàn không để lại dấu vết. Tuy nhiên nếu da bệnh nhân sâm màu, tại các vị trí của sang thương mất đi có thể còn lưu lại các đốm nâu.

Chẩn đoán
Vẩy phấn hồng thường được các bác sĩ chuyên khoa Da Liễu chẩn đoán xác định nhanh chóng dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu lúc bệnh mới khởi phát, vẩy phấn hồng cần được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ngoài da khác như: lang ben, nấm da, chàm, vẩy nến, giang mai II. Một số trường hợp phải cần đến các phương pháp cận lâm sàng như  xét nghiệm huyết học, sinh thiết sang thương da... để xác định chẩn đoán.

Điều trị
Trong đa số các trường hợp, vẩy phấn hồng sẽ tự khỏi bệnh sau 4-8 tuần không cần phải dùng thuốc. Việc dieu tri vay da chủ yếu là kiểm soát triệu chứng ngứa.Các thuốc kháng virus (acyclovir , famciclovir) hay kháng sinh (erythromycin) có thể rút ngắn thời gian kéo dài của vẩy phấn hồng xuống 1-2 tuần. Nếu bệnh nhân ngứa nhiều, bác sĩ điều trị có thể dùng thêm:
Kem, pommade có Steroid. Elomet, Flucinar, Diprosone, Dermovate, Lorinden…giúp giảm ngứa và sang thương bớt đỏ.
Xà phòng có hắc ín, salicylic acid làm bong vẩy. Polytar bar, SASTID bar.
Thuốc kháng histamines. Cetirizine (Zyrtec) ,Fexofenadine (Allegra, Telfast) Diphenhydramine (Benadryl), Chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), Clemastine (Tavist) , Loratadine (Claritin).
Quang trị liệu. Chiếu tia cực tím UVB vào sang thương da.

Để giảm cảm giác khó chịu, bệnh nhân đươc khuyên nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine và tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt.

Theo chúng tôi, bạn nên khám lại tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và kiên trì điều trì theo chỉ dẫn của bác sĩ, và đừng quên tái khám sau mỗi đợt điều trị để việc chữa trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất.


Chúc bạn mau khỏi!

Đặc điểm lâm sàng của bệnh vảy phần hồng

Khi mà trên cơ thể xuất hiện những vảy đỏ trên bề mặt da thì đó là những biểu hiện của bệnh vay phan hong. Bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến sức khỏe mà chỉ là 1 bệnh ngoài da lành tính. Bệnh có khả năng lây truyền và hay gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi. Chính vì thế cần có những biện pháp phòng tránh bệnh cũng như có phương pháp dieu tri vay da hieu qua.


Lúc đầu bệnh biểu hiện không rõ ở 50 % trường hợp. Bệnh nhân cảm thấy đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi. Tổn thương tiên phát thường hay ở nửa phía trên thân người ngực, lưng bụng, cánh, cẳng tay, cổ. Có thể bị ở mặt, đầu. Tổn thương là các đám tròn hay hình oval có giới hạn rõ, màu đỏ nhạt giới hạn rõ. Đám tổn thương có đường kính 2-5 cm hoặc có khi rộng hơn. Tổn thương kéo dài 5-15 ngày. Có thể kéo dài 2 tháng. Tổn thương (thứ phát) tràn lan bắt đầu biểu hiện sau 2-3 ngày hoặc đến 10 ngày. Các tổn thương mới kế tiếp phát triển vài tuần sau. Hình thái cổ điển tổn thương bao gồm: ban mề đay xung quanh, mầu hồng nhẹ, vảy khô xám phủ trên. Trung tâm tổn thương teo, lõm, da nhăn mầu nâu. Sau một thời gian tổn thương đặc trưng bởi các đường ly tâm song song như  xương sườn của chúa.


Tổn thương thông thường ở thân mình, cổ, còn thấy ở cánh tay và cẳng chân, ở chỗ này thường dai dẳng và có ở mặt tổn thương đặc biệt ở trẻ em. Tổn thương ở cánh tay và cẳng chân khoảng 6-12 %. Tổn thương ở lòng bàn tay cũng có thể có, có hình ảnh đỏ da bong vẩy có mụn nước nhỏ. Tổn thương ở bán niêm mạc là hiếm nhưng cũng phải chú ý. Tổn thương đỏ da bong vẩy hoặc điểm xuất huyết hoặc phỏng nước cũng có gặp. Có cả tổn thương ở âm đạo.

Triệu chứng chung khác có thể quan sát thấy nhưng nhẹ, sẩn ngứa nhẹ, hoặc là có thể do điều trị không đúng. Sốt rét nhẹ, mệt mỏi, hạch limphô ở nách có thể sưng.

Tổn thương da thông thường biến mất sau 3-6 tuần, nhưng một vài tổn thương có thể nhanh hơn 1-2 tuần. Tổn thương ở phía dưới, có thể kéo dài hơn. Có thể để lại tăng hay giảm sắc tố. Nhưng thông thường không để lại dấu vết gì.


Tổn thương tái phát sau vài tháng hoặc vài năm sau có thể thấy 2% các bệnh nhân.Tổn thương nhiều hay đơn độc có thể quan sát thấy. Bệnh có thể ở dạng không điển hình, biến dạng khoảng 20% các bệnh nhân. Các tổn th­ương thứ phát có thể thành đám lớn, nó có thể tràn lan hay thậm chí chỉ có vài tổn thương. Cùng lúc ấy có thể có tổn thương ở đầu ngón tay. Đặc biệt ở trẻ em tổn thương có thể ở dạng sẩn mày đay ở giai đoạn sớm và có vảy phủ trên, hoặc tổn thương ở trẻ em dạng mày đay điển hình với điểm xuất huyết, tổn thương xuất huyết cấp tính cũng có ở người lớn. Sẩn nước, mụn nước và mủ cũng gặp. Tổn thương dạng sẩn hay gặp ở châu Phi hơn châu Âu. Sẩn li chen hay gặp ở rìa tổn thương.


Vẩy phấn vằn vèo và có bờ viền Vidal (Pityriasia Circinata et marginata of Vidal), một đôi khi thấy hình thái này ở người lớn. Tổn thương ít nhưng rải rác rộng, thông thường nó khu trú ở một vùng của cơ thể, đặc biệt ở nách và bẹn. Nó kéo dài vài tháng, hình thái này là hình thái tràn lan.

Từ những biểu hiện trên thì người bệnh cần có những chế độ điều trị hợp lý cũng như có những chế độ ăn uống dinh dưỡng, tập thể dục thể thao điều đặn để có 1 sức khỏe tốt phòng tránh được các loại bệnh.

Phương pháp điều trị vảy nến ở trẻ em

Tình hình hiện nay thì bệnh vảy nến không còn là hiếm gặp nữa mà rất phổ biến với mỗi người. Ở các độ tuổi thì số lượng người mắc phải rất phong phú. Trong số 1/3 số lượng người mắc bệnh trước 18 tuổi thì các trẻ nhỏ và sơ sinh cũng bị mắc phải. Chính vì thế mà các phụ huynh cần phải lưu ý đến con trẻ mình để có những phương pháp hiệu qủa nhất dieu tri vay nen.


Bệnh vảy nến ở trẻ em
Bệnh vảy nến guttate phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu nhiên. Nguyên nhân của bệnh là do vi khuẩn
streptococcus, và thường xảy ra sau khi bị nhiễm trùng cổ họng. Bệnh vảy nến guttate giống như một phát ban nhỏ, vảy có đường kính khoảng 1 cm, xuất hiện trên thân, chân tay và da đầu. Bệnh vẩy nến gây ra nhiều bất tiện cho sinh hoạt của người bệnh.

Điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em
trị vảy nến có thể điều trị tại chỗ. Dưỡng ẩm và làm mềm da là rất quan trọng trong việc giữ ẩm cho da và giúp kem điều trị phát huy tối đa hiệu quả. Da ẩm có thể giảm các triệu chứng ngứa và đau nhức.
Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, trẻ cần được khám bác sĩ và thực hiện các phương pháp điều trị mạnh hơn như ánh sáng trị liệu, …. Bệnh vảy nến ảnh hưởng nhiều tới sự tự tin của trẻ.

Dưới đây là một số lời khuyên để đối phó với bệnh vảy nến ở trẻ:
- Trẻ cần được sinh hoạt bình thường – bệnh vảy nến chỉ là một phần của cuộc sống. Trẻ có thể được chơi bất cứ môn thể thao nào.Vảy nến có thể gây tình trạng phát ban
- Phụ huynh và trẻ có thể có quan điểm khác nhau về phương pháp điều trị. Điều quan trọng là cần thống nhất và tôn trọng quan điểm của trẻ. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp kiểm soát bệnh ở trẻ:
- Cho trẻ sử dụng quần áo, đồ lót chất liệu cotton thoáng mát. Ga trải giường, chăn mền cần được sạch sẽ là thoáng khí.
- Thông báo cho giáo viên trong trường hợp trẻ cần được đi khám hoặc giáo viên có thể can thiệp giải thích cho các bạn trong lớp rằng đây không phải bệnh truyền nhiễm, không nên cô lập trẻ bị bệnh.
- Thiết lập thói quen điều trị. Dùng thuốc đúng thời gian chỉ dẫn của bác sĩ.

- Cho trẻ sử dụng kem dưỡng ẩm và mang theo túi xách nếu phải đi xa.

Chữa vảy nến với trà xanh

Bệnh vảy nến không còn là căn bệnh xa lạ với mỗi người và thường xuất hiện mỗi khi chuyển mùa. Bệnh lành tính không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần và tính thẩm mỹ của người bệnh. Tuy nhiên trong các phương pháp dieu tri vay nen thì có trà xanh - loại cây xuất phát từ thiên nhiên cũng có vai trò đẩy lùi căn bệnh này.


Trà xanh là loại thuốc tốt
Trà xanh cũng làm chậm sự sản xuất các tế bào da bằng cách điều chỉnh lại hoạt động của enzyme caspase 14, caspase 14 có liên quan đến quá trình tái tạo da. Tinh chất trà xanh hòa với nước sẽ giúp làm chậm sự phát triển các triệu chứng của bệnh vẩy nến. Đối với trị vẩy nến và một số bệnh về da khác, tế bào da thường sinh sôi nảy nở một cách không kiểm soát được, làm cho da dày hơn, xù xì và giống như vảy cá.


Vì vậy, các nhà khoa học khuyên rằng việc tắm bằng nước trà xanh có thể giúp chữa được những bệnh về da, vay phan hong rất an toàn và không tốn kém.
1. Trà xanh chứa ít caffeine
Mặc dù trà xanh có chứa caffeine, nó vẫn chứa ít hơn nhiều hơn so với cà phê và trà đen. Điều này có nghĩa là nó sẽ không gây ra tác dụng tương tự như cà phê và trà đen như: buồn nôn, mất ngủ hoặc đi tiểu thường xuyên.

2. Điều trị hệ thống miễn dịch và giảm cân
Khi hệ thống miễn dịch không hoạt động bình thường, bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ của trà xanh. Trong việc giảm cân, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà xanh sẽ giúp kiềm chế sự thèm ăn tốt hơn nhiều so với các loại thuốc. Nó cũng giúp nâng cao tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể và điều này sẽ giúp cơ thể đốt cháy chất béo với một tốc độ nhanh hơn rất nhiều.


3. Trà xanh ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư
Nghiên cứu về trà xanh cũng đã chỉ ra rằng nó ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đó là lý do tại sao trà xanh được coi như là một biện pháp phòng ngừa chống lại các loại ung thư khác nhau, đặc biệt là ung thư thực quản.

4. Trà xanh có thể được sử dụng như là một sự trợ giúp cho sắc đẹp
Trà xanh còn được coi là "viện trợ" cho sắc đẹp của chị em bằng cách đơn giản là lấy nước trà xanh rửa mặt hoặc bã trà xanh đắp lên mắt để xóa đi những nét mệt mỏi trên da và quanh vùng mắt. Trà xanh cũng đã chứng minh là một biện pháp khắc phục hiệu quả đối với làn da bị cháy nắng và là một chất sát khuẩn cho các vết xước nhỏ rất tốt, có thể giảm nhiễm trùng.

Trà xanh còn là một nguồn tự nhiên của chất chống oxy hóa và có ý nghĩa tích cực đối với hầu hết các bộ phận của cơ thể.

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Điều trị vảy nến bằng lá ớt

Ngày nay, bệnh vảy nến ngày càng phổ biến hơn. Chính vì thế cần có những phương pháp điều trị nghiêm ngặt của bác sí. Ngoài phương pháp điều trị vảy nến bằng thuốc Tây y và chế độ ăn uống thì có phương pháp điều trị bằng lá, cây trong dân gian. Bởi vậy lá ớt cũng là 1 trong những nhân tố giúp đẩy lùi bệnh.

Cách dieu tri vay nen bằng lá ớt:  Tinh tre đằng ngà cạo lấy một bát, lá ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), lá sống đời 7-9 lá, thiên niên kiện khoảng 300 g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.


Ngoài ra một số bộ phận khác của cây ớt còn có một số công dụng chững bệnh sau:

- Điều trị bệnh chàm, vay phan hong có thể lấy lá ớt tươi một nắm, mẻ chua 1 thìa; hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối. Làm 5-7 lần là khỏi


- Đau bụng kinh niên: Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực (mỗi thứ khoảng 10 g) sao vàng, sắc với 200 ml nước còn 50 ml dùng uống. Dùng 5-6 lần là khỏi.
                                        
- Chữa đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80 g. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.

- Chữa mụn nhọt: Lấy các thứ lá ớt, táo, na, tử uy, bồ công anh (mỗi thứ khoảng 50 g) đem giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ cho bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.

- Dùng ớt làm thuốc súc miệng (dưới dạng cồn thuốc) chữa khản cổ.

- Trúng phong cắn răng: Giã nhỏ lá ớt (loại ớt chỉ thiên quả nhỏ), thêm nước và ít muối, rót đổ vào miệng người bệnh, còn bã đắp vào răng sẽ tỉnh.

- Chữa rắn rết cắn: Giã nhỏ lá ớt, đắp vào nơi bị thương, băng lại. Hết đau nhức thì bỏ đi, ngày làm 1-2 lần cho đến khi hết đau, 2-3 giờ là khỏ

Ngoài phương pháp chữa bệnh như trên thì người bệnh vẫn phải tuân thủ những chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thể thao điều đặn.


Chăm sóc da bị vảy nến

Bệnh vảy nến là 1 bệnh ngoài da có tỉ lệ mắc phải rất cao. Bệnh thường phát triển nhanh vào mùa xuân vào mùa thu. Khi mắc phải bệnh vảy nến thường ảnh hưởng không ít nhiều đến tâm lý và sức khỏe của bệnh nhân, nhất là vấn đề về thẩm mỹ và cần có những phương pháp dieu tri vay nen hiệu quả . Bởi vậy những người bệnh thường mặc cảm về làn da của mình. Sau đây là những phương pháp chăm sóc da khi bị vảy nến.

Vaseline
Kể cả khi bạn đang sử dụng các loại kem dưỡng ẩm tốt nhất trên thị trường, vaseline vẫn là một trong những lời khuyên tốt nhất. Hãy giữ ẩm cho làn da vào ban đêm với vaseline và bọc vùng da lại với một miếng gạc y tế mỏng. Rửa sạch vùng da vào buổi sáng và thoa kem dưỡng ẩm ban ngày.

Dầu cá

Một trong những biện pháp khắc phục tự nhiên hữu ích nhất cho bệnh trị vẩy nến là dầu cá. Hãy bổ sung nó vào chế độ ăn uống hoặc thoa dầu cá trực tiếp trên da của bạn.

Tắm đúng cách

Tắm nước nóng sẽ khiến cho bệnh vẩy nến của bạn trở nên tồi tệ hơn. Hãy chắc chắn rằng nhiệt độ nước tắm chỉ ở mức ấm (37 – 40 độ C), có thể pha thêm muối tắm, dầu ô liu hoặc bột yến mạch vào bồn nước để làm dịu làn da của bạn.

Acid Salycilic (Aspirin)
Dùng thuốc mỡ có chứa Acid Salycilic để thoa lên vùng da bị vẩy nến, vay phan hong  hoặc nếu không, bạn có thể nghiền một vài viên thuốc Aspirin thành bột, pha với một chút nước lọc và thoa lên vùng da, sẽ giúp da mềm hơn và bệnh vẩy nến đỡ trầm trọng hơn.

Dầu ô liu

Một cách tuyệt vời để dưỡng ẩm cho làn da của bạn là dầu ô liu – được coi là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất cho bệnh vẩy nến trên tay, đặc biệt, da dầu cũng có thể sử dụng được cách này.

Nam việt quất
Nam việt quất, các loại hạt, các sản phẩm đậu nành và sô cô la đen là các loại thực phẩm được khuyên dùng của Tổ chức The National Psoriasis Foundation dành cho các bệnh nhân bị vẩy nến đấy.


Bên cạnh việc điều trị, bạn phải thực hiện một chế độ sống và dinh dưỡng lành mạnh với 3 không: không thuốc lá, không cồn, không stress để làn da và sức khỏe luôn giữ được phong độ đỉnh cao.

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị bệnh vảy phấn hồng

Vảy phấn hồng hiện nay không còn xa lạ với mọi người, là 1 bệnh ngoài da thường hay xuất hiện mạnh vào lúc giao mùa. Mặc dù không ảnh hưởng ngiêm trọng đến tính mạng nhưng vảy phấn hồng lại ảnh hưởng đến tâm lý và tính thẩm mỹ của người bệnh.


Chẩn đoán bệnh vảy nến phấn hồng: Dựa vào vị trí 1/2 người phía trên, tổn thương có tính chất đám mẹ, đám con, đám mẹ hình tròn vài cm đường kính, màu đỏ hồng có viền vảy ở xung quanh, ở giữa hơi nhăn màu nhạt hơn. các đám con 1cm đường kính dạng sẩn mày đay, ban đỏ, hơi có vảy.

Vay phan hong thường được các bác sĩ chuyên khoa Da Liễu chẩn đoán xác định nhanh chóng dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu lúc bệnh mới khởi phát, vẩy phấn hồng cần được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ngoài da khác như: lang ben, nấm da, chàm, trị vảy nến, giang mai II. Một số trường hợp phải cần đến các phương pháp cận lâm sàng như xét nghiệm huyết học, sinh thiết sang thương da... để xác định chẩn đoán bệnh vảy nến phấn hồng.


Cần chẩn đoán phân biệt với:

-Nấm da

- Viêm da da dầu: viêm da da dầu tổn thương thường có đỏ da, vảy mỡ ở vùng mặt, ngực, lưng..

- Giang mai 2: tổn thương là đào ban, sẩn giang mai, mảng niêm mạc không ngứa, không đau, xét nghiệm huyết thanh giang mai (+).

- ban mày đay.

- Vảy nến thể chấm giọt

- Viêm da liên cầu

Điều trị bệnh vảy nến phấn hồng:

Trong đa số các trường hợp, vẩy phấn hồng sẽ tự khỏi bệnh sau 4-8 tuần không cần phải dùng thuốc. Việc dieu tri vay da chủ yếu là kiểm soát triệu chứng ngứa. Các thuốc kháng virus(acyclovir, famciclovir) hay kháng sinh (erythromycin) có thể rút ngắn thời gian kéo dài của vẩy phấn hồng xuống 1-2 tuần. Nếu bệnh nhân ngứa nhiều, bác sĩ điều trị có thể dùng thêm:

Kem, pommade có Steroid : Elomet, Flucinar, Diprosone, Dermovate, Lorinden…giúp giảm ngứa và sang thương bớt đỏ.

Xà phòng có hắc ín, salicylic acid làm bong vẩy: Polytar bar, SASTID bar.

Thuốc kháng histamines : Cetirizine (Zyrtec) ,Fexofenadine (Allegra, Telfast) Diphenhydramine (Benadryl), Chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), Clemastine (Tavist) , Loratadine (Claritin).

Quang trị liệu: Chiếu tia cực tím UVB vào sang thương da.

Để giảm cảm giác khó chịu, bệnh nhân đươc khuyên nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine và tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt.

Điều trị triệu chứng là chính. Điều trị mạnh tại chỗ là không cần thiết. Tránh kích thích bởi tắm nóng, xà phòng và quần áo len. Để chống da khô, tránh kích thích có thể dùng cream corticoid.

Chiếu tia cực tím liều dưới đỏ da. Những cas nặng tốt nhất là chiếu UVA được coi là hiệu quả nhất.
Bôi dung dịch Rivanol 1 %o có thể cho kết quả tốt. Có tác giả còn cho uống cả Rivanol.

Uống kháng histamin tổng hợp, nếu cần cho uống một đợt corticoid. Bệnh có thể tự lành không cần điều trị. Nếu ngứa nhiều thì dùng thuốc kháng Histamin, an thần.

Nếu xác định có nguyên nhân gây bệnh bệnh vảy nến phấn hồng thì điều trị theo nguyên nhân.

Biến chứng bệnh vảy nến phấn hồng:

- Vẩy phấn hồng có thể gây ngứa nhiều, đặc biệt khi thân nhiệt bệnh nhân quá nóng.


- Các hồng ban có thể khỏi hoàn toàn không để lại dấu vết. Tuy nhiên nếu da bệnh nhân sâm màu, tại các vị trí của sang thương mất đi có thể còn lưu lại các đốm nâu.

Yếu tố gây bệnh và phân loại các bệnh vảy nến

Bệnh vẩy nến mảng bám. Hình thức phổ biến nhất, mảng bám gây bệnh vẩy nến khô, lớn lên, các tổn thương da đỏ (mảng) phủ vảy bạc. Các mảng ngứa hoặc có thể đau đớn và có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục và mô mềm bên trong miệng. Có thể chỉ là một mảng ít hay nhiều, và trong trường hợp nặng, da xung quanh các khớp xương có thể nứt và chảy máu.

Bệnh vẩy nến móng: bệnh vẩy nến có thể ảnh hưởng đến móng tay và móng chân, gây rỗ, tăng trưởng bất thường và sự đổi màu móng tay. Vẩy nến móng tay có thể trở nên lỏng lẻo và tách biệt với nền móng (onycholysis).


Bệnh vẩy nến da đầu: trên da đầu xuất hiện đỏ, ngứa với mô trắng bạc. Có thể nhận thấy vảy của da chết trong tóc hoặc trên vai, đặc biệt là sau khi gãi da đầu. Bởi vậy cần trị vảy nến 1 cách dứt khoát.


Bệnh vẩy nến Guttate. Điều này chủ yếu ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi trên 30 và thường được kích hoạt bởi một nhiễm khuẩn như viêm họng. Nó đánh dấu bằng lở loét nước nhỏ trên cánh tay. thân, chân và da đầu. Các vết loét được bao phủ bởi mô và không dày như mảng điển hình. Có thể có một ổ đơn lẻ tự thoái lui, hoặc có thể lặp đi lặp lại, đặc biệt là nếu có bệnh nhiễm trùng đường hô hấp diễn ra.

Bệnh vẩy nến Inverse. Chủ yếu là ảnh hưởng đến da ở nách, háng, dưới ngực và xung quanh bộ phận sinh dục, bệnh vẩy nến gây ra các bản vá lỗi ngược mịn, da bị viêm đỏ. Nó phổ biến hơn ở những người thừa cân và trở nên tồi tệ là do ma sát và ra mồ hôi.

Bệnh vẩy nến mụn. Hình thức này không phổ biến của bệnh vẩy nến có thể xảy ra trong các sẹo hoặc ở các khu vực nhỏ trên tay, bàn chân hoặc ngón tay. Nó thường phát triển nhanh chóng, với đầy mụn mủ xuất hiện chỉ vài giờ sau khi làn da trở thành màu đỏ. Các mụn nước khô trong vòng một hoặc hai ngày nhưng có thể lại xuất hiện mỗi ngày hoặc vài tuần. Bệnh vẩy nến mụn cũng có thể gây sốt, ớn lạnh, ngứa trầm trọng và mệt mỏi.

Bệnh vẩy nến Erythrodermic. Các loại phổ biến nhất của bệnh vẩy nến, bệnh vẩy nến erythrodermic có thể bao phủ toàn bộ cơ thể với nổi mẩn đỏ, có thể ngứa mạnh mẽ. Nó có thể được kích hoạt bởi bị cháy nắng nặng, bởi corticosteroid và các thuốc khác, hoặc bởi một loại khó kiểm soát.

Viêm khớp vẩy nến. Viêm da có vảy, viêm khớp vẩy nến gây rỗ, bị đổi màu móng tay móng chân và đau sưng khớp, đó là điển hình của viêm khớp. Nó cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm mắt như viêm kết mạc. Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Mặc dù căn bệnh này thường không phải là làm tê liệt như các hình thức khác của viêm khớp, nó có thể gây thiệt hại chung - cứng và tiến triển, trong các trường hợp nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến biến dạng vĩnh viễn.

Bất cứ ai cũng có thể phát triển bệnh vẩy nến bất cứ lúc nào và cần có những phương pháp dieu tri vay nen hiệu quả , nhưng những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh:

Lịch sử gia đình.: Khoảng một trong 3 người  mắc bệnh vảy nến có tiền sử gia đình
Các điều kiện y tế khác. Những người có HIV có nhiều khả năng phát triển bệnh vẩy nến, vay phan hong hơn so với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trẻ em và người lớn, trẻ bị nhiễm trùng tái phát, đặc biệt là viêm họng liên cầu, cũng có thể có nguy cơ tăng lên.

Căng thẳng. Bởi vì stress có thể tác động đến hệ thống miễn dịch, có độ stress cao có thể làm tăng nguy cơ bệnh vẩy nến. Hơn nữa, stress cũng làm tình trạng bệnh của những người đang bị vảy nến thêm trầm trọng.
Bệnh béo phì. Thừa cân làm tăng nguy cơ bệnh và làm bệnh vẩy nến thêm trầm trọng hơn. Ngoài ra, mảng liên kết với tất cả các loại bệnh vẩy nến thường phát triển trong các nếp nhăn và nếp gấp da.

Hút thuốc lá. Hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ bệnh vẩy nến, cũng có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hút thuốc cũng có thể đóng một vai trò trong sự phát triển ban đầu của bệnh.
(sưu tầm)
tìm hiểu thêm về bệnh tay chân miệng

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Phương pháp dinh dưỡng thông minh cho bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là 1 bệnh lý ngoài da, gây ảnh hưởng không ít đến tâm lý sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh. Bởi vậy người bệnh cần phải kiên trì điều trị, tuân thủ các phương pháp dieu tri vay nen của bác sĩ 1 cách nghiêm ngặt và hiệu quả nhất. Trong đó chế độ ăn uống cũng không ít góp phần không nhỏ vào việc đẩy lùi căn bệnh này.

Bệnh sở dĩ có tên là vảy nến vì da ở đầu, đùi, cánh tay, khuỷu tay, nhượng chân, lưng... trở nên sần sùi và đóng vảy khô từng mảng. Khổ hơn nữa là bệnh thường xuất hiện ở người trẻ, tuổi từ 15 đến 25, là lứa đang cần làm dáng. Cho nên, không lạ gì khi tỉ lệ trầm cảm rất cao ở người bị vảy nến do hậu quả của nhiều ngày lo buồn, chán nản. Đã thế, nguyên nhân của bệnh lại đa dạng khó lường.


Có nhiều phương pháp điều trị vảy nến nhưng nhiều thầy thuốc hiện đang có khuynh hướng trở về với “dinh dưỡng liệu pháp” nhằm dùng hoạt chất dễ dung nạp trong thực phẩm thay vì tác chất dễ gây hại trong dược phẩm. Các nhà nghiên cứu về bệnh vảy nến vì thế đã khuyên bệnh nhân nên mạnh miệng với:

- Cá biển loại có nhiều 3-Omega như cá hồi, cá thu, cá sa ba. Kết quả nghiên cứu cho thấy với 150 g cá mỗi ngày trong nhiều ngày liên tục, có thể ức chế các chất sinh viêm trong bệnh vảy nến.

- Rau quả có nhiều beta-caroten như trái bơ, cà rốt và nhất là xoài để bảo vệ cấu trúc mong manh của da.

- Mè đen, vì chúng vừa chứa dầu béo có cấu trúc tương tự 3-Omega vừa cung cấp sinh tố E cần thiết cho tiến trình tổng hợp lớp sợi liên kết dưới da.

- Bông cải xanh để bổ sung acid folic cần thiết cho phản ứng tổng hợp kháng thể. Chất này rất dễ thiếu trong người bị bệnh vảy nến.


- Nghêu, sò nhằm cung ứng kẽm, khoáng tố tối cần thiết cho sức đề kháng. Người bị vảy nến không nên có định kiến với hải sản. Nếu dị ứng tất nhiên phải tránh nhưng đa số người bệnh vảy nến lại không gặp trục trặc với tôm, cá.


Mặt khác, người bệnh vảy nến nên nói không với các món sau đây khi bệnh đang phát tán: Thịt, sữa, trứng (vì chứa nhiều chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy không chỉ ngoài da mà trong khớp, trên thần kinh ngoại biên); rượu, bia (vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng phóng thích các loại chất đạm sinh dị ứng.


Hơn nữa, khả năng giải độc rượu của gan suy giảm rất nhiều ở người bị vảy nến. Với cùng một lượng rượu nhưng độ cồn trong máu của người bệnh vảy nến bao giờ cũng cao tối thiểu gấp đôi nếu so với người không bệnh)

Mẹo làm giảm vết thâm ở da khi bị Vảy phấn hồng

Thưa bác sĩ,
Hơn 1 năm trước em bị bệnh vẩy phấn hồng, đã điều trị khỏi, không còn phát hiện thêm đốm hồng bang nào khác. Nhưng đến giờ hơn 1 năm những sang thương cũ vẫn chưa hết, không còn màu hồng mà bị thâm đen, chỉ còn ở 2 bên đùi, ở những nơi khác đã mất hết. Em đang rất lo, vì nghe nói là sẽ tự hết nhưng đã hơn 1 năm mà vẫn còn. Em phải làm sao ạ? (yenthao9x@gmail.com)


Yến Thảo thân mến,

vay phan hong hay còn gọi là vẩy phấn hồng Gilber, được bác sĩ người Pháp Camille-Melchior Gilbert mô tả đầu tiên năm 1860, là một bệnh da lành tính, thường gặp, bệnh biểu hiện bởi các sang thương hồng ban-tróc vẩy, có thể gây ngứa và dễ kích ứng.Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết rõ, nhiều giả thiết cho rằng bệnh có liên quan đến nhiễm virus herpes phân nhóm 6 và 7 (HHV6 và HHV7).

Bệnh xuất hiện đột ngột với một sang thương lớn nhất thường ở vùng ngực, có giới hạn rõ với vùng trung tâm sáng, và vùng ngoại vi được viền bởi một lớp vẩy mỏng, trắng.Các sang thương khác với kích thước nhỏ hơn sẽ xuất hiện ngay sau đó, phân bổ đối xứng ở bụng, ngực, gốc chi nhưng “tránh” vùng mặt và tay chân.



Các sang thương vẩy phấn hồng sẽ biến mất tự nhiên và không để lại bất cứ biến chứng hay di chứng gì trong thời gian từ 3-6 tuần. Việc điều trị thật không cần thiết và chỉ đặt ra khi các sang thương này gây ngứa hoặc bị kích ứng với các sản phẩm vệ sinh, chăm sóc da hàng ngày, dieu tri vay da. Thuốc sử dụng giảm ngứa là các chất giữ ẩm, các thuốc kháng histamine H1 hoặc corticoide thoa

Dù vậy, các sang thương này có thể để lại những vết tăng sắc tố tồn tại kéo dài, có thể nhiều tháng, năm, nhất là những vùng da phơi bày ánh sáng.

Trường hợp của Thảo, các vết thâm đen chỉ là các vết tăng sắc tố của bệnh vẩy phấn hồng, chúng sẽ dần biến mất theo thời gian, do đó ngoài việc tránh nắng, bạn nên bình tĩnh và kiên nhẫn chờ đợi.

Thân mến,
(sưu tầm)

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Đề phòng bệnh về da trong mùa nước lũ

Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da. Vậy những bệnh về da thường gặp trong mùa mưa lũ là gì? Có những biện pháp hiệu quả nào để điều trị và phòng bệnh?

Các bệnh nhiễm khuẩn da

Chốc lở: Do điều kiện vệ sinh kém, ăn uống thiếu chất, lao động dọn dẹp vệ sinh sau lũ dễ bị tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Thương tổn là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân. Khi dập vỡ tạo vết chợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu nâu bẩn, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ. Khi bị cần phải lau rửa bằng cồn sát khuẩn hoặc betadin. Bôi thuốc sát khuẩn, xanh methylen, castellani. Khi thương tổn đã khô chuyển sang bôi thuốc mỡ kháng sinh như tetraxyclin, foban, bocidate, fucidin. Uống thuốc kháng sinh để bệnh nhanh khỏi và tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận >> vay phan hong <<

Viêm nang lông: Do thiếu nước sạch, tắm gội vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày tạo thành những mụn mủ nhỏ ở nang lông rất ngứa, gãi nhiều chảy nước, dịch, ướt tóc, gọi là viêm nang lông chàm hóa rất khó chữa. Khi bị bệnh cũng phải sát khuẩn bằng cồn 70 độ, betadin, bôi mỡ kháng sinh và uống kháng sinh kháng tụ cầu như oxaxylin, bristopen, cloxylan, hạn chế gãi, chải đầu nhẹ nhàng, không làm tổn thương da đầu.  

Bệnh viêm kẽ do vi khuẩn (Erythrasma): hay gặp ở người béo phì, vị trí: hai bẹn, nách, cổ và nếp lằn vú ở phụ nữ. Cũng do thiếu nước sạch vệ sinh, mồ hôi ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, thương tổn là những đám da màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng, hầu như không ngứa, trừ phi bị ở bẹn có cảm giác châm chích khó chịu. Căn nguyên do loại vi khuẩn có tên gọi Corynebacterium minutissimum. Chẩn đoán phân biệt với nấm da bằng cách chiếu đèn huỳnh quang thấy xuất hiện màu đỏ san hô, phân biệt với màu vàng huỳnh quang của nấm. Điều trị bằng bôi dung dịch eryfluid và uống erythromycin 250mg 4 lần 1 ngày.

Bệnh tiêu sừng lõm lòng bàn chân (pitted keratolysis): còn gọi là bàn chân rỗ, bàn chân hà. Tổn thương là những vết lõm đường kính từ 1-3mm tập trung thành đám ở lòng bàn chân hay thấy ở gót trước và gót sau không đau không ngứa. Căn nguyên do vi khuẩn có tên gọi Micrococcus Sedentarius. Chẩn đoán không khó, chỉ cần dựa vào hình ảnh bàn chân rỗ. Điều trị ngâm rửa nước muối sau đó bôi mỡ kháng sinh erythromycin hoặc clindamycin và mỡ whitfeld xen kẽ, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn >> dieu tri vay da <<

Bệnh da do ký sinh trùng

Bệnh do ấu trùng xâm nhập vào da: Còn gọi là ấu trùng di trú trên da, bệnh ít thấy ở nước ta nhưng cũng không có nghĩa là không có mà do khả năng phát hiện bệnh còn hạn chế. Do trứng của giun sán tồn tại trong đất cát nở thành ấu trùng và xâm nhập vào da người, di trú trên da với tốc độ vài centimet một ngày. Chúng di chuyển ngay dưới lớp sừng tạo thành đường ngoằn ngoèo hơi nổi cao, rộng khoảng 2-3mm. Số lượng tổn thương phụ thuộc vào số lượng ấu trùng xâm nhập. Vị trí hay gặp: cẳng chân, mông, quanh hậu môn, tay. Triệu chứng cơ năng rất ngứa, ấu trùng tồn tại trên da trung bình từ 2-8 tuần. Hiếm khi trên 2 năm. Phòng bệnh: tránh tiếp xúc trực tiếp với đất cát chứa phân. Điều trị tại chỗ: bôi mỡ kháng ký sinh trùng albendazole. Uống thiabendazole 50mg/1kg cân nặng trong ngày, từ 2-5 ngày.

Ghẻ: Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh. Do tiếp xúc trực tiếp giữa người bị ghẻ với người lành. Căn nguyên do ký sinh trùng có tên gọi Sarcoptes Scabies xâm nhập vào da. Thương tổn là những mụn nước, rãnh ghẻ. Vị trí hay gặp: kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi non, mông bẹn, sinh dục, nếp lằn vú, nách. Hiếm khi thấy ghẻ ở 1/3 trên lưng, mặt. Triệu chứng cơ năng: rất ngứa. Nếu không được phát hiện chữa kịp thời, ghẻ sẽ có biến chứng nhiễm trùng thành những mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị và lây lan ra cộng đồng rất nhanh. Điều trị: vệ sinh cá nhân và bôi thuốc chữa ghẻ, bôi một trong những loại thuốc sau: DEP, eurax, ascabiol. Điều trị cho cả nhà, những người có biểu hiện ngứa ghẻ. Tẩy uế quần áo ga gối bằng cách luộc hoặc phơi 3-4 nắng.


Nước ăn chân: Thực chất là bị nhiễm nấm Candida và Blastomycet. Do chân tay ngâm trong nước nhiều, tế bào sừng bị chết và môi trường ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển. Thương tổn hay gặp ở các kẽ ngón chân 4, 5, kẽ ngón tay 3, 4. Lúc đầu là những đám da chết mục màu trắng, ngứa nhiều, gãi lột lớp da chết để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt, đau rát, ngứa vẫn tiếp tục làm bệnh nhân gãi và rất đau. Nếu không được điều trị, vết chợt loét sâu và lan rộng, nhiễm trùng sưng đau, đi lại khó khăn. Bệnh cũng hay gặp ở người làm nghề quét dọn, công nhân vệ sinh, người nội trợ, giúp việc, thường xuyên phải tiếp xúc với nước, người có bệnh đái tháo đường cũng thường bị nhiễm loại nấm trên. Khi bị bệnh cần hạn chế lội nước, lau chân khô trước khi đi giày dép và điều quan trọng là phải dùng thuốc chống nấm như: castellani, calcream, nizoral, dezor; rửa chân tay bằng xà phòng diệt nấm SAStid hoặc nước quả chanh để tránh tái nhiễm.