Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Cách phòng chống và điều trị bệnh ngoài da ở giới trẻ

Mỗi khi giao mùa thì thời tiết lại thay đổi nhiều, đồng thời cũng có sự thay đổi nội tiết tố ở độ tuổi dậy thì chính là thời điểm để các loại bệnh về da có điều kiện phát triển và lây lan. Đó là bệnh vay phan hong, vảy nến, nấm.... Chính vì thế mà cần có những biện phát dieu tri vay nen hay các bệnh ngoài da khác một cách hiệu quả mỗi khi thời tiết giao mùa như thế này. Hình ảnh sau đây sẽ giúp cho bạn đọc có những kiến thức và phương pháp điều trị các loại bệnh về da.

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Đoán bệnh qua biểu hiện của chân

Những dấu hiệu bất thường trên cơ thể sẽ khiến cho bạn có những lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Đó là những biểu hiện ở những bộ phận mà chúng ta có thể quan sát rất dễ: chân, tay,mắt... Bởi vậy cần trang bị cho mình những kiến thức về sức khỏe qua sự biểu hiện bất thường của cơ thể.

Ngón chân không có lông
Khi ngón chân đột nhiên bị “hói” lông, đó có thể là dấu hiệu máu không lưu thông đủ đến chân để nuôi sống lông. Nên đến bác sĩ kiểm tra xung động ở chân để xem tim có bơm đủ máu đến chân không.

Thường xuyên bị chuột rút
Mất nước thường làm cơ bắp bị chuột rút, vì vậy, nên uống đủ nước. Đồng thời cũng nên bổ sung thêm kali, magiê và canxi. Để giảm nhẹ, ngâm chân trong nước ấm và duỗi chân hướng lên mũi, không hướng xuống. Nếu không bớt nên đi khám.

Vết loét không lành
Mức đường trong máu không kiểm soát được có thể làm dây thần kinh đi xuống chân bị tổn thương, vì vậy, bạn không có cảm giác khi bị vết cắt hoặc cào xước, nếu nghiêm trọng phải cắt cụt chi.
Ngoài ra, vết loét không lành còn có thể do bị ung thư da, khối u ác tính có thể đột ngột xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, thậm chí giữa hai ngón chân nên cần kiểm tra da chân định kỳ.

Chân luôn luôn lạnh

Tuyến giáp hoạt động giảm khi tuổi trên 40. Sự suy giáp không chỉ làm lạnh chân mà còn làm tóc rụng, mệt mỏi, tăng cân và trầm cảm. Hãy kiểm tra và điều trị cho chân ấm áp trở lại.
Khớp đau, đỏ, nóng rát, sưng phù thường do bệnh gút, viêm đa khớp, viêm nhiễm gây ra và cần nhanh chóng điều trị.

Bị tê chân
Bị tê hai chân thường là dấu hiệu rối loạn ngoại vi hệ thần kinh, đa phần gây ra bởi bệnh tiểu đường, chứng nghiện rượu mãn tính hoặc hiệu ứng của hóa trị. Nếu chỉ bị tê một chân, có thể là dây thần kinh bị ép chặt ở chân, mắt cá và lòng bàn chân, thông thường do mang giày quá chật trong thời gian dài.

Gót chân đau

Gót chân bị đau do dây chằng đỡ bàn chân bị căng, cho dù bạn mang giày quá chật, đi dép xỏ quai hay đi giày đế mềm, đều không làm giảm đau. Đó có thể là dấu hiệu viêm màng gân ở lòng bàn chân. Hãy giảm vận động, mang giày thoải mái và tập luyện duỗi chân hàng ngày.

Da có vảy, ngứa ngáy hoặc bong tróc

Thông thường do bị nhiễm nấm. có thể điều trị bằng cách thoa kem chống nấm, luôn giữ cho chân khô thoáng và mát suốt cả ngày. Nếu không bị nhiễm nấm, có thể do chàm bội nhiễm hoặc vảy nến (trị vảy nến), cần phải đi kiểm tra mới xác định được để có những phương pháp dieu tri vay nen cách hiệu quả nhất.

Móng chân vàng

Móng chân thường bị vàng tự nhiên khi lớn tuổi hoặc sơn móng chân trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nếu kèm theo hiện tượng giòn, dễ gãy hoặc dễ bong tróc, đó có thể là dấu hiệu bị viêm nhiễm do nấm, có thể dùng giấm để làm nhạt bớt.
(sưu tầm)

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Tác dụng khó bỏ qua của cải bó xôi

Cải bó xôi là loại thực phẩm tốt trong các loại rau. Màu lá xanh đậm của loại rau này có một số lợi ích sức khỏe cho da, tóc và xương. Nó là một nguồn giàu kali, sắt, magiê và vitamin A, K, D và E góp phần trong việc dieu tri vay nen,... Vì vậy hãy bổ sung loại rau này vào chế độ ăn uống để nhận được những lợi ích sức khỏe.


1. Chống lại ung thư
Cải bó xôi chứa một lượng lớn chất flavonoid, có đặc tính chống ung thư. Nó làm chậm quá trình phân chia tế bào trong dạ dày và thu nhỏ các tế bào ung thư da. Nó cũng có kết quả đáng kể trong việc chống lại sự xuất hiện của bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

2. Nâng cao sức khỏe cho đôi mắt
Cải bó xôi chứa carotenoids, giúp bảo vệ mắt, chống lại bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

3. Củng cố sức khỏe của xương
Cải bó xôi là một nguồn cung cấp vitamin K, canxi và magiê, các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của xương.

4. Cải thiện sức khỏe của da
Hàm lượng vitamin A trong rau cải bó xôi giúp da khỏe mạnh, duy trì độ ẩm thích hợp trong lớp biểu bì, chống lại các bệnh ngoài da như ngừa nhăn da, mụn trứng cá, trị vẩy nến

5. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Ăn rau cải bó xôi sẽ đảm bảo sự duy trì mức độ khỏe mạnh của các tế bào máu trắng. Hơn nữa còn giúp chống lại bệnh nhiễm trùng và giữ cho hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh.

6. Ngăn ngừa mệt mỏi

Khi nói đến việc chiến đấu với sự mệt mỏi, rau cái bó xôi là một lựa chọn lành mạnh và tốt hơn so với caffeine. Ăn rau cải bó xôi sẽ giúp tăng mức năng lượng. Hàm lượng sắt trong loại rau này cũng sẽ tăng lượng oxy trong cơ thể. Bên cạnh đó nó điều chỉnh lượng đường trong máu, ngăn ngừa mệt mỏi.

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Điều trị vảy nến như thế nào??

Vảy nến là bệnh lý ngoài da thường bùng phát mạnh nhất vào mùa thu và mùa xuân. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng không ít nhiều tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Bởi vậy người bệnh dieu tri vay nen cần có những kiến thức về những phương pháp điều trị, điển hình là những loại thuốc điều trị đến bệnh

1. Thuốc điều trị tại chỗ bệnh vẩy nến

Corticosteroids (diproson, diprosalic, betnovate, dermovate...): Thuốc có tác dụng giảm viêm, giảm quá trình chuyển hoá của tế bào da và ức chế hệ miễn dịch nhưng không được dùng kéo dài vì dễ gây biến chứng như teo da, rạn da...
Calcipotrience (daivonex): Thuốc dạng tổng hợp của vitamin D3 có tác dụng khống chế tốc độ sừng hoá của da trong bệnh vảy nến, vay phan hong . Không bôi thuốc lên mặt và bộ phận sinh dục, thuốc có thể gây kích ứng da.

Retinoid (tazorax) dạng gel hoặc cream là dạng tổng hợp của vitamin A, bôi tại chỗ tác dụng không nhanh như  corticosteroids nhưng không có biến chứng như corticosteroids. Tuy nhiên thuốc có thể gây kích  ứng da. Dùng phối hợp với corticosteroids hiệu quả sẽ tốt hơn. Lưu ý thuốc có nguy cơ gây quái thai  nên phụ nữ trong tuổi sinh đẻ nhất thiết phải tránh thai khi dùng thuốc này.
Coaltar (dầu than đá): một số xà phòng, dầu gội đầu có chứa coaltar (polytar liquid). Sử dụng dầu gội đầu, tắm có tác dụng bong vảy, sạch da nhưng kém hiệu quả hơn corticosteroids. Thuốc có mùi hôi, làm bẩn da và quần áo nên không phổ biến với các bệnh nhân.
Salisylic acid dạng mỡ, kem, gel 2%, 5% có tác dụng bạt sừng mạnh thường được dùng phối hợp với corticosteroids, coaltar hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.

2. Thuốc điều trị toàn thân
Được chỉ định cho những trường hợp vảy nến thể nặng (đỏ da toàn thân, thể khớp, thể mủ) và phải có sự theo dõi  chặt chẽ của thầy thuốc tại bệnh viện như:
Methotrexate: ức chế hệ miễn dịch làm chậm quá trình phân bào. Thuốc có 2 dạng uống và tiêm, không dùng cho người bị bệnh gan, phụ nữ có thai vì thuốc có hại cho tế bào gan và máu, có thể gây quái thai.
Retinoid (soriantane, tigason) là một dạng của  vitamin A acid được chỉ định cho các trường hợp trị vảy nến nặng.
Cyclosporine là thuốc ức chế miễn dịch làm chậm quá trình phân bào của tế bào da do vậy nhanh chóng làm sạch vảy, được chỉ định cho các trường hợp nặng, kháng lại các phương pháp điều trị khác. Thuốc gây độc cho thận và gây tăng huyết áp, do vậy bệnh nhân phải được theo dõi điều trị tại bệnh viện.
Alefacept (amevie) và etanercept (enbrel) là chế phẩm sinh học cũng có tác dụng rất tốt với bệnh vảy nến




3. Quang hoá trị liệu gồm các liệu pháp sau:
Tắm nắng: Trong ánh nắng có tia cực tím (UV), khi hấp thụ vào da có tác dụng ngăn chặn tiến triển của bệnh, làm giảm viêm, chậm quá trình sừng hoá.
UVB (tia cực tím nhóm B): Liệu pháp này có hiệu quả tốt cho vảy nến  thể nhẹ và thể trung bình và những thương tổn kháng lại liệu pháp tại chỗ. Hiện nay ứng dụng UVB với bước sóng hẹp hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.
PUVA (phối hợp thuốc uống proralen và tia cực tím nhóm A): UVA (tia cực tím nhóm A) có bước sóng dài được hấp thu sâu hơn UVB còn proralen làm cho da tăng nhạy cảm với ánh nắng.

Hiệu quả của  PUVA cao hơn UVB, tuy nhiên liệu pháp này có một số tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, nóng rát và ngứa. Bệnh nhân sau khi uống proralen nên đeo kính râm và tránh ánh nắng trong 2 ngày. Tuy nhiên nếu điều trị PUVA kéo dài sẽ có nguy cơ ung thư tế bào gai và u hắc sắc tố da. Phối hợp PUVA với uống retinoid hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn.

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Trẻ em bị vảy nến có nguy cơ béo phì cao

Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da tự miễn thường bùng phát vào mùa thu và mùa xuân. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý và tính thẩm mỹ của người bệnh. Việc dieu tri vay nen cũng khá mất nhiều thời gian. Đối tượng mắc bệnh vảy nến ở mọi lứa tuổi và trẻ em cũng là nhân tố mắc bệnh. Tuy nhiên những trẻ em mắc bệnh vảy nến thường có tỉ lệ nguy cơ béo phì cao hơn các trẻ em bình thường.

Các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng, trẻ bị bệnh vảy nến có nguy cơ thừa cân hoặc béo phì cao hơn hai lần so với trẻ không mắc bệnh.


Tiến sĩ Amy Paller tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Tây Bắc ở Chicago và các cộng sự đã rút ra kết luận trên sau khi tiến hành nghiên cứu trên 615 trẻ em tuổi từ 5-7 ở chín quốc gia thuộc châu Á, châu Mỹ và châu Âu.

Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ em Mỹ bị bệnh vảy nến có nguy cơ bị thừa cân hay béo phì cao hơn bốn lần so với trẻ em khỏe mạnh.


Các chuyên gia tin rằng, mối liên hệ giữa bệnh vảy nến với chứng thừa cân hay béo phì có thể liên quan đến di truyền học. Vì vấn đề di truyền có thể liên quan đến những rối loạn trao đổi chất do bệnh vảy nến đã được chứng minh có liên hệ với cùng một protein vốn kích thích tình trạng kháng insulin và khiến con người thừa cân. Chính vì vậy cần có những phương pháp điều tri vay nen hiệu quả nhất 

Chú ý với những ai không nên tắm nước nóng

Tôi được biết tắm suối nóng là rất tốt cho sức khỏe nhưng hình như không phải ai tắm cũng tốt.  Bác sĩ cho tôi hỏi đối tượng nào không được tắm suối nước nóng hoặc xông hơi ạ. Mẹ tôi bị bệnh huyết áp cao không biết có thể tắm khoáng nóng không. Tôi xin trân trọng cảm ơn. (Nguyễn Nam Phong - Hà Nội)

Trả lời


Theo các nghiên cứu của Nhật bản từ năm 1874, tắm ngâm nước khoáng rất có lợi cho sức khỏe. Nhật bản đã thành lập các bệnh viện suối nóng để chữa bệnh. Ngâm mình trong nước khoáng nóng đặc biệt có tác dụng giảm đáng kể các bệnh về xương khớp như bệnh viêm khớp dạng thấp, cứng khớp buổi sáng, sưng đau khớp, thoái hóa khớp gối; các bệnh về da như vảy nến, trị vảy nến và các bệnh da mạn tính... Tuy nhiên để có được hiệu quả tốt, khi tắm chúng ta phải đảm bảo đúng các bước và không phải tất cả mọi người đều có được tác dụng tốt. Một số đối tượng sau đâu không nên tắm suối khoáng nóng:
- Nam giới đang muốn sinh con
- Người mắc các bệnh cấp tính và mạn tính đang trong thời kỳ kịch phát
- Các bệnh nhân đang có bệnh nhiễm khuẩn và truyền nhiễm cấp tính, bệnh lao đang tiến triển,
- U xơ (ác tính) bất kỳ dạng nào và thời kỳ nào,
- Bệnh động kinh
- Các bệnh về máu
- Các bệnh về tim suy tim độ II, III... hay những người đang trong tình trạng sức khỏe yếu (ốm, sốt...)
- Phụ nữ trước hoặc trong và sau kỳ kinh nguyệt dễ nhiễm khuẩn
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối tuyệt đối không ngâm suối nước nóng dễ dẫn đến sinh non hoặc sẩy thai.
- Những người da khô, vay phan hong
- Các bệnh nhân bị bệnh huyết áp cao
Cám ơn bạn
(sưu tầm)

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Nhận biết bệnh từ dự đoán biểu hiển của da

Cindy Owen – Bác sĩ da liễu, trợ lý giáo sư Khoa da liễu thuộc Đại học Louisville (Mỹ) – sẽ cung cấp cho bạn một số dấu hiệu về da giúp cảnh báo sớm các bệnh nội khoa nghiêm trọng. Điều này hết sức quan trọng trong việc tìm ra dấu hiệu bệnh sớm, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh trước khi chúng phát triển trầm trọng hơn.

Trong một số trường hợp, tình trạng da có thể cảnh báo sớm một số bệnh nội khoa trước khi chúng bắt đầu phát tác nặng hơn.

Phát ban

Phát ban bất thường, phát ban không phải do dị ứng thuốc hoặc phát ban đi kèm với sốt, đau khớp, đau cơ, hoặc các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu báo trước bệnh nội khoa hoặc nhiễm trùng.


- Viêm gan C: Phát ban trên mu bàn chân và cẳng chân, nếu không phải là phản ứng với thuốc trị nấm hoặc topical steroids (là loại steroid dùng tại chỗ cho tổn thương giảm nhanh nhưng chỉ giảm tạm thời), thì có thể đây là dấu hiệu nhiễm viêm gan C, hay còn gọi là hồng ban hoại tử đầu chi – một dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm gan.

- Hội chứng DRESS: Thông thường, phát ban có liên quan đến việc dị ứng thuốc mới. Tuy nhiên, cần theo dõi nghiêm ngặt vì phát ban rất có thể nặng hơn dẫn đến hội chứng gây nguy hiểm đến tính mạng có tên DRESS (Viết tắt của phản ứng thuốc phát ban kèm tăng bạch cầu ưa eosin và các triệu chứng toàn thân). Tình trạng bệnh kéo dài từ vài tuần, thậm chí đến vài tháng sau khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới và rất khó chẩn đoán. Biểu hiện bệnh là phát ban da, kèm theo sốt, sưng hạch, tăng bạch cầu ưa eosin, bệnh lý hạch và có thể ảnh hưởng toàn thân bao gồm tổn thương gan, tim, thận, phổi và tuyến giáp. Bác sĩ Owen khuyên bạn nên tìm gặp bác sĩ da liễu ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu DRESS nào.- Ung thư: Viêm da cơ là bệnh viêm cơ với những thay đổi rõ rệt trên da và 20% có liên quan đến ung thư nội khoa, trong đó phổ biến nhất là ung thư buồng trứng. Dấu hiệu trên da bao gồm phát ban màu tím trên mí trên của mắt và trong các vùng da tiếp xúc với mặt trời, sưng vẩy trên các đốt ngón tay, mạch máu nổi lên trên các rìa móng tay, xướt da nghiêm trọng quanh rìa móng tay. Bác sĩ Owen lưu ý rằng, những dấu hiệu này nếu chỉ biểu hiện nhẹ thì sẽ được chẩn đoán viêm da, trước khi được xem xét đến ung thư giai đoạn sớm.

Lời khuyên của bác sĩ Owen:

Bác sĩ Owen khuyên bạn nên đến bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện bất cứ dấu hiệu nào liên quan tới:

- Phát ban không kèm theo một nguyên nhân cụ thể.

- Phát ban không phải là phản ứng với bất cứ loại loại điều trị nào.

- Phát ban kèm sốt, đau cơ hoặc các triệu chứng bất thường khác.

Da nổi mụn thịt, khối u, vảy

Bất kỳ một khối thịt mới nào xuất hiện trên da cũng đều được bác sĩ chuyên khoa xem xét kỹ bởi vì nguy cơ ung thư da ở đây rất cao. Thi thoảng, mụn thịt là dấu hiệu di căn của ung thư nội khoa. Ngoài ra, khối u trên da cũng tiên đoán cho bệnh nội khoa hoặc một số hội chứng di truyền khác. Ví như những khối u da màu vàng hoặc vàng sáp trên cánh tay, chân có thể chỉ ra hàm lượng chất béo trung tính cao, thường là dấu hiệu bệnh tiểu đường không tự chủ


Nếu da xuất hiện những mảng vảy trắng bong tróc hay vảy đỏ hình cây thông thì có nghĩa da đã bị bệnh bệnh vảy nếnvay phan hong và cần có những phương pháp dieu tri vay nen , vảy phấn hồng hợp lý. Với bệnh vảy phần hồng thì lúc đầu bệnh biểu hiện không rõ ở 50 % trư­ờng hợp. Bệnh nhân cảm thấy đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi. Tổn thư­ơng tiên phát thư­ờng hay ở nửa phía trên thân ng­ười ngực, lưng bụng, cánh, cẳng tay, cổ. Có thể bị ở mặt, đầu. Tổn thư­ơng là các đám tròn hay hình oval có giới hạn rõ, màu đỏ nhạt giới hạn rõ. Đám tổn thương có đ­ường kính 2-5 cm hoặc có khi rộng hơn. Tổn thư­ơng kéo dài 5-15 ngày. Có thể kéo dài 2 tháng. Tổn thư­ơng (thứ phát) tràn lan bắt đầu biểu hiện sau 2-3 ngày hoặc đến 10 ngày. Các tổn thư­ơng mới kế tiếp phát triển vài tuần sau. Hình thái cổ điển tổn thư­ơng bao gồm: ban mề đay xung quanh, mầu hồng nhẹ, vảy khô xám phủ trên. Trung tâm tổn thư­ơng teo, lõm, da nhăn mầu nâu. Sau một thời gian tổn th­ương đặc tr­ưng bởi các đư­ờng ly tâm song song như­ x­ương s­ườn của chúa.
Còn với bênh vảy nến thì hình thức phổ biến nhất, mảng bám gây bệnh vẩy nến khô, lớn lên, các tổn thương da đỏ (mảng) phủ vảy bạc. Các mảng ngứa hoặc có thể đau đớn và có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục và mô mềm bên trong miệng. Có thể chỉ là một mảng ít hay nhiều, và trong trường hợp nặng, da xung quanh các khớp xương có thể nứt và chảy máu. Thế nên cần điều trị vảy nến 1 cách nhanh nhất.
Sự thay đổi màu da

-  Vàng da là dấu hiệu của bệnh viêm gan.

- Ngoài ra, vùng da sẫm màu trên các nếp nhăn, trên vùng da chịu nắng,trên khớp hay vết sẹo cũ có thể là dấu hiệu bệnh tuyến thương thân, chẳng hạn bênh Addison (một rối loạn hiếm gặp của tuyến thượng thận).

- Màu da sậm, có màu đồng thiết ở bệnh nhân đái tháo đường có thể là một dấu hiệu của khiếm khuyết di truyền trong sự trao đổi sắt dẫn đến suy gan, được biết đến với cái tên hemochromatosis - một rối loạn gây ra do cơ thể hấp thụ quá nhiều chất sắt từ chế độ ăn uống.

Thay đổi kết cấu da

Bất kỳ sự mềm hay xơ cứng da bất thường đều là dấu hiệu bệnh lý.

- Xơ cứng bì toàn thể (Systemic sclerosis) là một bệnh tự miễn, trong đó những dấu hiệu ban đầu là sưng, tiếp theo là xơ cứng da. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, nó có thể dẫn đến xơ cứng cơ quan nội tạng như phổi hoặc tim.

- Bệnh gai đen (Acanthosis nigricans): Biểu hiện bên ngoài bằng những mảng da màu nâu thẫm hoặc nâu xám ở các nếp của cơ thể như nách, cổ, bẹn, rốn, quanh hậu môn hoặc cơ quan sinh dục... Bệnh thường gặp ở người béo phì, nhưng đây nó còn có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường sớm hoặc thậm chí là ung thư một cơ quan nội tạng.

- Bệnh nhão da (cutis laxa): Bệnh mô liên kết da hiếm gặp khiến da trở nên thiếu đàn hồi và tạo thành những nếp chảy xệ, lão hóa. Đây còn có thể là dấu hiệu ung thư hạch hoặc đa u tuỷ và có thể liên quan tới bệnh mất tính đàn hồi của cơ quan nội tạng. Bác sĩ Owen lưu ý thêm nếu được chẩn đoán đúng, có thể làm chậm tiến triển của bệnh.