Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Các loại cây trị vẩy nến

Trong giai đoạn thời tiết đang chuyển mùa như thế này luôn là điều kiện thích hợp để bệnh vảy nến phát triển. Lúc đó các tế bào da sẽ khi chết dầy lên tạo thành những vảy nốt da gây ngứa, các vẩy như da cá trên da làm cho người bệnh vô cùng khó chịu. Ngoài những phương pháp điều trị và chế độ theo yêu cầu của bác sĩ thì trong dân gian cũng có những loại cây chữa trị được bệnh lý này.

Lô hội
Dùng gel của cây lô hội bôi lên da ba lần mỗi ngày có tác dụng giảm tẩy đỏ và ngăn ngừa lây lan vảy nến. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại kem bôi có chứa 0,5% lô hội để trị bệnh vảy nến, vay phan hong


Giấm táo
Giấm táo đã được sử dụng từ thời xa xưa như một chất khử trùng hiệu quả. Giấm táo có thể giúp giảm ngứa da đầu do bệnh vảy nến bằng cách gội đầu vài lần trong tuần. Ngoài ra, bạn có thể pha loãng giấm với nước tỉ lệ 1:1 để  rửa lên vùng da bị vẩy nến giúp ngăn ngừa bỏng rát.
Yến mạch
Hiện chưa có bằng chứng khoa học chứng minh sử dụng yến mạch có thể giảm triệu chứng của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, kinh nghiệm dân gian cho thấy, sử dụng miếng dán yến mạch hoặc tắm trong bột yến mạch có thể giảm ngứa và tấy đỏ do vảy nến và ơ phòng ngừa nhăn da.
Dầu cây trà
Dầu cây trà được chiết xuất từ lá của một loại cây có nguồn gốc từ Úc. Dầu cây trà được cho là có tính khử trùng và an toàn cho da. Dầu gội được làm từ dầu trà có tác dụng trị vảy nến da đầu. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học chứng minh điều này. Một số người có thể bị dị ứng.


Nghệ
Loại thảo dược này đã được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng chống viêm và chống oxy hoá mạnh mẽ. Chất curcumin trong củ nghệ cũng có khả năng làm thay đổi biểu hiện gen. Nghệ đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến và viêm khớp do vảy nến.
Ớt
Chất capsaicin là thành phần có trong quả ớt và làm cho ớt có vị cay. Các loại kem và thuốc mỡ có chứa capsaicin có tác dụng tác động làm dịu các dây thần kinh. Do đó, chúng có tác dụng giảm đau, viêm, tấy đỏ và ngừa bệnh vảy nến lan rộng, dieu tri vay da . Một số người cảm thấy nóng rát khi sử dụng các loại kem bôi này.
Dùng lá và đọt tươi của cây  Muồng Trâu 
Lá và đọt tươi của cây  Muồng Trâu rửa sạch rồi đâm nhuyễn  lấy nước, sau đó pha với dung dịch kem thuốc điều trị bệnh  lác theo tỷ lệ 2/3  nước lá và đọt Muồng Trâu tươi với 1/3  dung dịch kem thuốc lác. Sau đó chấm bông gòn thoa  hỗn hợp thuốc này vào vị trí những nơi bị vảy nến.  (Lưu ý: Khi sử dụng bài thuốc này thì mọi người nên hạn chế dùng các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào).



Lá trầu + rau răm + muối sống (muối hột) + bèo hoa dâu.


Rửa thật sạch bằng nước muối rồi cắt hoặc xé nhỏ tất cả các loại lá trên bỏ vào nồi đun sôi chín nhừ khoản từ 15 – 20 phút, để ấm rồi lấy nước tắm (trước khi tắm nên uống khoảng 1/5 ly rượu nhỏ (loại ly nhỏ dùng để uống rượu) hỗn hợp nước của các loại lá này (Nếu đang mang thai hoặc chuẩn bị có thai hoặc đang cho con bú thì tuyệt đối không nên uống hỗn hợp nước này), sau đó giã nát hỗn hợp các loại lá này rồi lấy bông gòn thấm hút nước từ hỗn hợp lá đã được giã nát này chà xát vào vùng da nơi bị vảy nến để cho các vảy nến bị bong tróc khỏi làn da.

Dấu hiệu nhận biết và điều trị bệnh vảy phấn hồng


Vảy phấn hồng là 1 bệnh lý thuộc bệnh vảy nến. Bệnh thường xuất hiện khi giao mùa, tỷ lệ mắc cao nhất thường vào mùa xuân và mùa thu, những đợi bệnh bùng phát quen thuộc gợi ý đến nhiễm trùng như virut có thể là tác nhân gây bệnh. Người bệnh mắc nhiều nhất là trẻ em và người trẻ tuổi nên cần có những biện pháp điều trị vảy nến thích hợp.

 
 Khởi đầu:  Vẩy phấn hồng điển hình thường bắt  đầu bằng một đốm hồng ban rộng lớn, tróc vẩy, hơi nhô cao trên bề mặt da. Vị trí thường gặp ở ngực , bụng, lưng. – gọi là mảng hồng ban khới đầu.
 
- Tiến triển:  Sau đó, trong từ vài ngày đến vài tuần, nhiều đốm hồng ban nhỏ hơn, d~ 0,5cm- 2cm, tróc vẩy, xuất hiện tiếp tục khắp ngực, lưng, bụng phân bố theo dạng hình cây thông. Sang thương có thể ngứa và hiếm gặp ở vùng mặt hay tứ chi.
 
- Màu:  Sang thương vẩy phấn hồng thường xếp giống hình vẩy cá và có màu hồng. Nếu bệnh nhân có da sậm màu, sang thương có thể có màu xám, nâu sậm hay màu trắng. 
 
- Triệu chứng khác:  Khoảng 50% bệnh nhân bị vẩy phấn hồng cũng có các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp trên như: nghẹt mũi, đau cổ họng, ho…trước khị mảng hồng ban khởi đầu của vẩy phấn hồng xuất hiện. 
 
Thuốc kháng histamines. Cetirizine (Zyrtec) ,Fexofenadine (Allegra, Telfast) Diphenhydramine (Benadryl), Chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), Clemastine (Tavist) , Loratadine (Claritin). Quang trị liệu. Chiếu tia cực tím UVB vào sang thương da.
 
 Để giảm cảm giác khó chịu, bệnh nhân đươc khuyên nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine và tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt. 

TRIỆU CHỨNG:
vay phan hong hồng xuất hiện những mảng thương tổn có hình huy hiệu hay hình bầu dục, ở phía rìa phần bệnh có màu hồng, ở giữa có màu nhạt hơn và hơi lõm, trên bề mặt có vẩy phấn. Bệnh thương tổn có đường khính lan rộng từ 2-6cm. Bệnh kèm theo ngứa, đôi khi người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Dần dần bệnh phát triển khắp người.
Chia làm 2 loại thương tổn:
1. Thương tổn không đặc trưng: lan rộng từ cổ đến chân vớI hình thái là những dát mảng màu hồng, bờ nham nhở, giớI hạn không rõ, trên mặt có nhiều vẩy phấn.
2. Thương tổn đặc trưng: Là những dát mảng hình tròn hay hình bầu dục, kích thước tù 1-3cm, có 2 vùng rõ rệt: xung quanh rìa màu hồng, gờ cao, có vẩy phấn nhỏ, trung tâm màu vàng nhạt, hơ lõm, da nhăn nheo. Nhiều giác nhỏ liên kết vớI nhau thành mảng lớn hình đa cung.




Biến chứng.

- Vẩy phấn hồng có thể gây ngứa nhiều, đặc biệt khi thân nhiệt bệnh nhân quá nóng. 

- Các hồng ban có thể khỏi hoàn toàn không để lại dấu vết. Tuy nhiên nếu da bệnh nhân sâm màu, tại các vị trí của sang thương mất đi có thể còn lưu lại các đốm nâu. 

Chẩn đoán

Vẩy phấn hồng thường được các bác sĩ chuyên khoa Da Liễu chẩn đoán xác định nhanh chóng dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu lúc bệnh mới khởi phát, vẩy phấn hồng cần được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ngoài da khác như: lang ben, nấm da, chàm, vẩy nến, giang mai II. Một số trường hợp phải cần đến các phương pháp cận lâm sàng như  xét nghiệm huyết học, sinh thiết sang thương da... để xác định chẩn đoán. 

Điều trị

Trong đa số các trường hợp, vẩy phấn hồng sẽ tự khỏi bệnh sau 4-8 tuần không cần phải dùng thuốc. Việc điều trị chủ yếu là kiểm soát triệu chứng ngứa.Các thuốc kháng virus (acyclovir , famciclovir) hay kháng sinh (erythromycin) có thể rút ngắn thời gian kéo dài của vẩy phấn hồng xuống 1-2 tuần. Nếu bệnh nhân ngứa nhiều, để dieu tri vay da bác sĩ điều trị có thể dùng thêm:
Kem, pommade có Steroid. Elomet, Flucinar, Diprosone, Dermovate, Lorinden…giúp giảm ngứa và sang thương bớt đỏ.

Xà phòng có hắc ín, salicylic acid làm bong vẩy. Polytar bar, SASTID bar.

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Điều trị vảy nến - dễ mà khó?

Trên thế giới, ước tính con số bệnh nhân mắc vảy nến chiếm con số rất nhỏ 2 - 3%, hầu hết các bộ phận lứa tuổi. Bệnh lý tuy đơn giản nhưng không ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ, cần có tính kiên trì để có thể điều trị tận gốc.

Vảy nến là bệnh lý viêm mạn tính, miễn dịch qua trung gian tế bào, có liên quan tới gien di truyền, biểu hiện ngoài da hoặc khớp; hay cả da và khớp. Tỷ lệ bệnh gần như bằng nhau ở nam và nữ giới, không phân biệt thuộc thành phần kinh tế xã hội. Vảy nến cũng xuất hiện ở tất cả các dân tộc nhưng với tỷ lệ khác nhau.
Hiện tại chưa ai biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến, nhưng người ta tin chắc bệnh có liên quan tới yếu tố gien. Các nhà nghiên cứu đã công nhận rằng hệ thống miễn dịch của cơ thể phát ra những tín hiệu sai lệch làm kích hoạt tốc độ phát triển của tế bào da nhanh một cách bất thường. Một tế bào da bình thường trưởng thành và rời khỏi bề mặt da trong khoảng 28-30 ngày. Tế bào da của người bệnh vảy nến chỉ cần 3-4 ngày là trưởng thành và di chuyển lên bề mặt da, thay vì rơi ra, chúng lại dính với nhau và tạo nên vảy nến.

Thương tổn đặc trưng là mảng da màu đỏ, giới hạn rõ, bề mặt có vảy trắng, dễ tróc, thường xuất hiện ở da đầu, đầu gối, cùi chỏ và thân mình. Ngoài ra thương tổn cũng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cơ thể như móng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng sinh dục và mặt...
Có 5 thể vảy nến:
Đó là vảy nến mảng (thường gặp nhất, chiếm khoảng 80%), vảy nến giọt, vảy nến đảo nghịch, vảy nến mủ và vảy nến đỏ da toàn thân ( vay phan hong )
Các thương tổn da của bệnh vảy nến nhìn có vẻ ghê sợ nhưng hoàn toàn không lây cho người khác. Do vậy không nên kỳ thị hay xa lánh bệnh nhân vảy nến.
Lưu ý tầm soát các bệnh lý kèm theo:
Trong hầu hết các trường hợp, vảy nến diễn tiến lành tính, bệnh nhân có thể sống chung với bệnh mà không có ảnh hưởng đáng kể về mặt sức khỏe ngoại trừ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Tuy nhiên cần lưu ý một số bệnh kèm theo xuất hiện trước, trong hoặc sau khi khởi phát vảy nến như viêm khớp vảy nến, hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch...
Vảy nến khớp là một dạng đặc biệt của viêm khớp, xảy ra khoảng 10-30% bệnh nhân vảy nến. Ở vảy nến khớp, các khớp và mô mềm xung quanh khớp bị viêm đỏ và cứng. Vảy nến khớp có thể bị ở ngón tay, ngón chân, và có thể xảy ra ở cổ, lưng, ngón chân và mắt cá. Trong những trường hợp bệnh nặng, vảy nến khớp có thể gây biến dạng và phá hủy khớp không hồi phục. 

Hiện nay người ta nói nhiều đến một số rối loạn chuyển hóa kèm theo vảy nến như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì, xơ vữa động mạch… Đây chính là những yếu tố nguy cơ tim mạch do vậy cần lưu ý và tầm soát để phát hiện sớm trên bệnh nhân vảy nến.
Một số yếu tố khởi phát hoặc làm vảy nến nặng hơn
Stress có thể làm bộc phát bệnh vảy nến lần đầu tiên hoặc làm bệnh trở nặng hơn. Vảy nến có thể xảy ra ở vị trí da bị chấn thương, người ta gọi đó là hiện tượng Koebner. Chích ngừa, phơi nắng, cào gãi cũng có thể gây hiện tượng Koebner. Một số thuốc như: thuốc chống sốt rét, lithium, một vài thuốc ức chế beta cũng là tác nhân làm bùng phát bệnh. Các yếu tố khác như: thay đổi khí hậu, chế độ ăn, dị ứng…
Có thể kiểm soát nhưng không thể trị khỏi hẳn vảy nến
Hiện tại có rất nhiều phương pháp dieu tri vay nen, vẫn chưa có cách nào điều trị khỏi hẳn bệnh. Hy vọng trong tương lai sẽ có thể thay đổi các gien gây bệnh này, hoặc có các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, chuyên biệt hơn cho nhiều dạng vảy nến.
Vảy nến không thể khỏi hẳn nhưng chúng ta có thể kiểm soát bệnh trong một khoảng thời gian vài tháng thậm chí vài năm. Đôi khi, bệnh không tái phát trở lại, nhưng đa số bệnh nhân mang bệnh mạn tính kéo dài với từng đợt bùng phát và hết bệnh xen kẽ nhau.
Diễn tiến của bệnh vảy nến khó mà đoán trước được gây khó khăn trong điều trị ở nhiều bệnh nhân. Điều quan trọng là phải có đời sống tinh thần thoải mái và đi khám chuyên khoa da để tìm ra phương pháp điều trị vảy nến thích hợp với tình trạng của mình.
Bệnh nhân vảy nến cần hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình:
Tại Bệnh viện Da liễu TP HCM, hàng năm có khoảng 11.000 đến 15.000 lượt bệnh nhân vảy nến đến khám và điều trị. Trong quá trình điều trị, chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc tư vấn cho người bệnh vảy nến để họ hiểu rõ tình trạng bệnh của mình, biết cách tự chăm sóc, tránh các yếu tố khởi phát hoặc làm bệnh nặng hơn, tuân thủ và hợp tác tốt với bác sĩ nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
Ngoài ra, người bệnh vảy nến cũng cần tìm hiểu về bệnh thông qua các câu lạc bộ vảy nến dành cho thân nhân, bệnh nhân vảy nến. Các câu lạc bộ này thường được tổ chức định kỳ tại những bệnh viện chuyên khoa da liễu, hay thông qua các diễn đàn chia sẻ, giao lưu giữa những người vảy nến với nhau.


Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người mắc bệnh vảy nến

Vảy nến tuy là căn bệnh lành tính những cũng không ít ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, cần có những chế độ thích hợp và kiên trì đẩy lùi căn bệnh này. Ngoài việc tuân thủ theo đơn điều trị, yêu cầu của bác sĩ da liễu thì chế độ ăn uống cũng là những nhân tố giúp cho người bệnh dieu tri vay nen một cách hiệu quả nhanh nhất.


Thực phẩm ưu tiên
Cá biển: loại có nhiều 3-Omega như cá hồi, cá thu, cá saba… Nghiên cứu cho thấy nếu dùng 150g mỗi ngày trong nhiều ngày liên tục có thể giảm lượng thuốc corticosteroid đến phân nửa mà không mất hiệu năng của thuốc nhờ 3-Omega có tác dụng ức chế các chất sinh viêm trong bệnh vảy nến như leucotriene 3 và 5.
Rau quả: có nhiều beta-carotin như trái bơ, cà rốt và đặc biệt là xoài để bảo vệ cấu trúc mong manh của da.

Mè đen: vừa chứa dầu béo có cấu trúc tương tự 3-Omega, vừa cung cấp sinh tố E cần thiết cho lớp sợi liên kết (collagen) dưới da.
Bông cải xanh: để bổ sung acid folic là tác nhân sinh học giữ vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể. Chất này lại rất dễ thiếu trong việc trị vảy nến

Nghêu sò: nhằm cung ứng kẽm, khoáng tố tối cần thiết không chỉ cho da mà cho sức đề kháng. Người bị vảy nến không nên có định kiến phải tránh hải sản vì sợ đó là các món ăn vào thêm ngứa. Quan điểm đó chỉ đúng nếu người bệnh dị ứng với hải sản nào đó.

Thực phẩm cần hạn chế
Thịt, sữa, trứng: vì chứa nhiều arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy không chỉ ngoài da, mà trong khớp, trên thần kinh ngoại biên…
Rượu bia: vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vảy nến ( vay phan hong )
Cần bổ sung
Bổ sung các loại axit béo có lợi như Omega – 3 có trong dầu cá. Bạn nên bổ sung 1.000mg axit béo mỗi ngày chia ra làm 2 lần.
Mỗi ngày nên uống Vitamin B12 với liều lượng từ 100 đến 1.000 mcgram, khoảng 400mcgram folate, và Vitamin E (từ 400 đến 800 IU).
Nên bổ sung các chất khoáng như kẽm 30mg, và Selen 200mcg mỗi ngày.
Thuốc Quercetin 500mg chia 3 lần mỗi ngày uống trước bữa ăn.
Nên dùng thêm enzym tiêu hóa trước mỗi bữa ăn với hàm lượng protein vừa phải.














Như thế nào là bệnh vảy nến??

Bệnh vẩy nến là 1 bệnh lý phổ biến thường gặp trong cuộc sống hiện nay, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng không ít về mặt thẩm mĩ, tâm lý người bệnh và những hệ lụy của nó. Bệnh hay phát thành từng đợt và theo mùa, có thể tăng, cũng có thể giảm. Bệnh vảy nến thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em.

Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân. Nhưng người ta biết chắc chắn 5 yếu tố sau đây làm nên cơ chế sinh bệnh để có thể dieu tri vay nen
 Di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vẩy nến da và khớp.
 Nhiễm khuẩn: vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt người ta phân lập được liên cầu khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm.
 Stress: Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên.
- Thuốc: Bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: chẹn beta kéo dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoid.
 Hiện thượng Kobner: thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các kích thích lí hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa).

Dấu hiệu của bệnh

·         Vẩy nến ở da: Trên da có các mảng đỏ ranh giới rõ, phía trên có vẩy dày màu trắng. Khi chạm vào vùng da bị bệnh thì thấy khô, cứng. Khó xác định hơn nếu thương tổn chỉ có ở đầu do tóc che khuất cho nên cần chú ý: nếu thấy ở đầu tự nhiên thấy gầu nhiều và dày lên so với trước đây.
·         Vẩy nến ở móng: Móng dày hoặc có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
·         Vẩy nến ở khớp: Các khớp bị biến dạng, bệnh nhân khó vận động.
·         Vẩy nến thể mủ: Trên da có các mụn mủ khô và nông.
·         Vẩy nến thể đỏ da toàn than, vay phan hong
·         Bệnh này vào mùa khô thì phát triển mạnh hơn, gây đau đớn cho bệnh nhân khi vùng da nhiễm bệnh bị va chạm hoặc có hiện tượng chảy máu chỗ da bị nứt. (đôi khi nhầm với bị nứt nẻ da, cũng hay gặp ở mùa khô)

     Điều trị

Điều trị tại chỗ
Để trị vảy nến dùng các loại mỡ, kem, dung dịch với mục đích bong vẩy, tiêu sừng, hạn chế hình thành nhanh chóng vẩy da như:
·         Mỡ Salicyle 5%, 10%
·         Vitamin D3 và dẫn chất
·         Goudron
·         Nếu bệnh gặp ở bàn chân thì nên luôn luôn đi giầy có bít tất khi đi ra ngoài đường, điều này sẽ giúp da chân không cảm thấy khô, đồng thời ngăn ngừa các vết nứt ở da bị nhiễm khuẩn.
·         Hạn chế tiếp xúc với xà phòng (xà bông).

Điều trị toàn thân
·         Acitretine: (Soriatane)
·         Cyclosporin: (Neoral)
·         Methotrexate
·         diprosalic
·         Quang trị liệu: UVB phổ hẹp(UVBTL01)
·         Quang hóa trị liệu: PUVA
Các thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo mọi người nên tìm đến bác sĩ chuyên môn để có được thông tin chi tiết và cách điều trị thích hợp.