Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Tác dụng khó bỏ qua của cải bó xôi

Cải bó xôi là loại thực phẩm tốt trong các loại rau. Màu lá xanh đậm của loại rau này có một số lợi ích sức khỏe cho da, tóc và xương. Nó là một nguồn giàu kali, sắt, magiê và vitamin A, K, D và E góp phần trong việc dieu tri vay nen,... Vì vậy hãy bổ sung loại rau này vào chế độ ăn uống để nhận được những lợi ích sức khỏe.


1. Chống lại ung thư
Cải bó xôi chứa một lượng lớn chất flavonoid, có đặc tính chống ung thư. Nó làm chậm quá trình phân chia tế bào trong dạ dày và thu nhỏ các tế bào ung thư da. Nó cũng có kết quả đáng kể trong việc chống lại sự xuất hiện của bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

2. Nâng cao sức khỏe cho đôi mắt
Cải bó xôi chứa carotenoids, giúp bảo vệ mắt, chống lại bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

3. Củng cố sức khỏe của xương
Cải bó xôi là một nguồn cung cấp vitamin K, canxi và magiê, các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của xương.

4. Cải thiện sức khỏe của da
Hàm lượng vitamin A trong rau cải bó xôi giúp da khỏe mạnh, duy trì độ ẩm thích hợp trong lớp biểu bì, chống lại các bệnh ngoài da như ngừa nhăn da, mụn trứng cá, trị vẩy nến

5. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Ăn rau cải bó xôi sẽ đảm bảo sự duy trì mức độ khỏe mạnh của các tế bào máu trắng. Hơn nữa còn giúp chống lại bệnh nhiễm trùng và giữ cho hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh.

6. Ngăn ngừa mệt mỏi

Khi nói đến việc chiến đấu với sự mệt mỏi, rau cái bó xôi là một lựa chọn lành mạnh và tốt hơn so với caffeine. Ăn rau cải bó xôi sẽ giúp tăng mức năng lượng. Hàm lượng sắt trong loại rau này cũng sẽ tăng lượng oxy trong cơ thể. Bên cạnh đó nó điều chỉnh lượng đường trong máu, ngăn ngừa mệt mỏi.

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Điều trị vảy nến như thế nào??

Vảy nến là bệnh lý ngoài da thường bùng phát mạnh nhất vào mùa thu và mùa xuân. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng không ít nhiều tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Bởi vậy người bệnh dieu tri vay nen cần có những kiến thức về những phương pháp điều trị, điển hình là những loại thuốc điều trị đến bệnh

1. Thuốc điều trị tại chỗ bệnh vẩy nến

Corticosteroids (diproson, diprosalic, betnovate, dermovate...): Thuốc có tác dụng giảm viêm, giảm quá trình chuyển hoá của tế bào da và ức chế hệ miễn dịch nhưng không được dùng kéo dài vì dễ gây biến chứng như teo da, rạn da...
Calcipotrience (daivonex): Thuốc dạng tổng hợp của vitamin D3 có tác dụng khống chế tốc độ sừng hoá của da trong bệnh vảy nến, vay phan hong . Không bôi thuốc lên mặt và bộ phận sinh dục, thuốc có thể gây kích ứng da.

Retinoid (tazorax) dạng gel hoặc cream là dạng tổng hợp của vitamin A, bôi tại chỗ tác dụng không nhanh như  corticosteroids nhưng không có biến chứng như corticosteroids. Tuy nhiên thuốc có thể gây kích  ứng da. Dùng phối hợp với corticosteroids hiệu quả sẽ tốt hơn. Lưu ý thuốc có nguy cơ gây quái thai  nên phụ nữ trong tuổi sinh đẻ nhất thiết phải tránh thai khi dùng thuốc này.
Coaltar (dầu than đá): một số xà phòng, dầu gội đầu có chứa coaltar (polytar liquid). Sử dụng dầu gội đầu, tắm có tác dụng bong vảy, sạch da nhưng kém hiệu quả hơn corticosteroids. Thuốc có mùi hôi, làm bẩn da và quần áo nên không phổ biến với các bệnh nhân.
Salisylic acid dạng mỡ, kem, gel 2%, 5% có tác dụng bạt sừng mạnh thường được dùng phối hợp với corticosteroids, coaltar hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.

2. Thuốc điều trị toàn thân
Được chỉ định cho những trường hợp vảy nến thể nặng (đỏ da toàn thân, thể khớp, thể mủ) và phải có sự theo dõi  chặt chẽ của thầy thuốc tại bệnh viện như:
Methotrexate: ức chế hệ miễn dịch làm chậm quá trình phân bào. Thuốc có 2 dạng uống và tiêm, không dùng cho người bị bệnh gan, phụ nữ có thai vì thuốc có hại cho tế bào gan và máu, có thể gây quái thai.
Retinoid (soriantane, tigason) là một dạng của  vitamin A acid được chỉ định cho các trường hợp trị vảy nến nặng.
Cyclosporine là thuốc ức chế miễn dịch làm chậm quá trình phân bào của tế bào da do vậy nhanh chóng làm sạch vảy, được chỉ định cho các trường hợp nặng, kháng lại các phương pháp điều trị khác. Thuốc gây độc cho thận và gây tăng huyết áp, do vậy bệnh nhân phải được theo dõi điều trị tại bệnh viện.
Alefacept (amevie) và etanercept (enbrel) là chế phẩm sinh học cũng có tác dụng rất tốt với bệnh vảy nến




3. Quang hoá trị liệu gồm các liệu pháp sau:
Tắm nắng: Trong ánh nắng có tia cực tím (UV), khi hấp thụ vào da có tác dụng ngăn chặn tiến triển của bệnh, làm giảm viêm, chậm quá trình sừng hoá.
UVB (tia cực tím nhóm B): Liệu pháp này có hiệu quả tốt cho vảy nến  thể nhẹ và thể trung bình và những thương tổn kháng lại liệu pháp tại chỗ. Hiện nay ứng dụng UVB với bước sóng hẹp hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.
PUVA (phối hợp thuốc uống proralen và tia cực tím nhóm A): UVA (tia cực tím nhóm A) có bước sóng dài được hấp thu sâu hơn UVB còn proralen làm cho da tăng nhạy cảm với ánh nắng.

Hiệu quả của  PUVA cao hơn UVB, tuy nhiên liệu pháp này có một số tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, nóng rát và ngứa. Bệnh nhân sau khi uống proralen nên đeo kính râm và tránh ánh nắng trong 2 ngày. Tuy nhiên nếu điều trị PUVA kéo dài sẽ có nguy cơ ung thư tế bào gai và u hắc sắc tố da. Phối hợp PUVA với uống retinoid hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn.

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Trẻ em bị vảy nến có nguy cơ béo phì cao

Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da tự miễn thường bùng phát vào mùa thu và mùa xuân. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý và tính thẩm mỹ của người bệnh. Việc dieu tri vay nen cũng khá mất nhiều thời gian. Đối tượng mắc bệnh vảy nến ở mọi lứa tuổi và trẻ em cũng là nhân tố mắc bệnh. Tuy nhiên những trẻ em mắc bệnh vảy nến thường có tỉ lệ nguy cơ béo phì cao hơn các trẻ em bình thường.

Các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng, trẻ bị bệnh vảy nến có nguy cơ thừa cân hoặc béo phì cao hơn hai lần so với trẻ không mắc bệnh.


Tiến sĩ Amy Paller tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Tây Bắc ở Chicago và các cộng sự đã rút ra kết luận trên sau khi tiến hành nghiên cứu trên 615 trẻ em tuổi từ 5-7 ở chín quốc gia thuộc châu Á, châu Mỹ và châu Âu.

Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ em Mỹ bị bệnh vảy nến có nguy cơ bị thừa cân hay béo phì cao hơn bốn lần so với trẻ em khỏe mạnh.


Các chuyên gia tin rằng, mối liên hệ giữa bệnh vảy nến với chứng thừa cân hay béo phì có thể liên quan đến di truyền học. Vì vấn đề di truyền có thể liên quan đến những rối loạn trao đổi chất do bệnh vảy nến đã được chứng minh có liên hệ với cùng một protein vốn kích thích tình trạng kháng insulin và khiến con người thừa cân. Chính vì vậy cần có những phương pháp điều tri vay nen hiệu quả nhất 

Chú ý với những ai không nên tắm nước nóng

Tôi được biết tắm suối nóng là rất tốt cho sức khỏe nhưng hình như không phải ai tắm cũng tốt.  Bác sĩ cho tôi hỏi đối tượng nào không được tắm suối nước nóng hoặc xông hơi ạ. Mẹ tôi bị bệnh huyết áp cao không biết có thể tắm khoáng nóng không. Tôi xin trân trọng cảm ơn. (Nguyễn Nam Phong - Hà Nội)

Trả lời


Theo các nghiên cứu của Nhật bản từ năm 1874, tắm ngâm nước khoáng rất có lợi cho sức khỏe. Nhật bản đã thành lập các bệnh viện suối nóng để chữa bệnh. Ngâm mình trong nước khoáng nóng đặc biệt có tác dụng giảm đáng kể các bệnh về xương khớp như bệnh viêm khớp dạng thấp, cứng khớp buổi sáng, sưng đau khớp, thoái hóa khớp gối; các bệnh về da như vảy nến, trị vảy nến và các bệnh da mạn tính... Tuy nhiên để có được hiệu quả tốt, khi tắm chúng ta phải đảm bảo đúng các bước và không phải tất cả mọi người đều có được tác dụng tốt. Một số đối tượng sau đâu không nên tắm suối khoáng nóng:
- Nam giới đang muốn sinh con
- Người mắc các bệnh cấp tính và mạn tính đang trong thời kỳ kịch phát
- Các bệnh nhân đang có bệnh nhiễm khuẩn và truyền nhiễm cấp tính, bệnh lao đang tiến triển,
- U xơ (ác tính) bất kỳ dạng nào và thời kỳ nào,
- Bệnh động kinh
- Các bệnh về máu
- Các bệnh về tim suy tim độ II, III... hay những người đang trong tình trạng sức khỏe yếu (ốm, sốt...)
- Phụ nữ trước hoặc trong và sau kỳ kinh nguyệt dễ nhiễm khuẩn
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối tuyệt đối không ngâm suối nước nóng dễ dẫn đến sinh non hoặc sẩy thai.
- Những người da khô, vay phan hong
- Các bệnh nhân bị bệnh huyết áp cao
Cám ơn bạn
(sưu tầm)