Thưa bác sĩ, mấy năm nay tôi bị nấm trên đầu rồi tróc vảy ngứa (tróc vảy khô, không chảy nước), sau lan xuống cả người và nay toàn thân đều đã bị như vậy. Tôi đi khám bác sĩ kết luận tôi bị bệnh vảy nến. Vậy xin quý báo tư vấn giúp tôi cách chữa hoặc nơi nào chữa được bệnh này. Tôi xin cảm ơn.Trần Ngọc Toản (Nam Định)
Bệnh vảy nến là do sự rối loạn điều tiết tạo nên một
màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với
bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi
lên thành từng vảy trắng. Chúng thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu
nhưng đôi khi cả ở thân thể, gan bàn tay, bàn chân và các ngón chân. Bệnh vảy nến
không phải là bệnh lây nhiễm như bao người nhầm tưởng. Ngoài dùng thuốc theo
đơn của bác sĩ da liễu, bệnh nhân trị vảy nến cần lưu ý những điều sau đây: hạn chế
để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời; tránh làm tổn thương da, côn
trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và virut, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân. Cần
tuân thủ cách dùng thuốc trị bệnh do bác sĩ chỉ định. Tắm mỗi ngày để loại bỏ vảy
bám trên da. Khi tắm cần tránh nước quá nóng, xà bông có chất tẩy quá mạnh làm
da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm. Bệnh nhân dieu tri vay nen
cũng cần lưu tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng. Nên bổ sung trong bữa ăn của
mình các thực phẩm sau: cá biển, rau quả có nhiều bêta-caroten như trái bơ, cà
rốt và đặc biệt là xoài để bảo vệ cấu trúc mong manh của da. Nên hạn chế thịt,
sữa, trứng vì chứa nhiều chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy không chỉ ngoài da
mà trong khớp, trên thần kinh ngoại biên... Rượu bia cũng cần hạn chế vì độ cồn
là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng.
Hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa
vảy nến. Hãy đến khám bác sĩ nếu bệnh nặng hơn hoặc không có tiến triển vì có
thể bạn cần một đơn thuốc khác.
BS. Vũ Thu Dung
(theo suckhoedoisong)
Cái bệnh này có điều trị tận gốc được hông đây?
Trả lờiXóa