Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Nhận biết bệnh từ dự đoán biểu hiển của da

Cindy Owen – Bác sĩ da liễu, trợ lý giáo sư Khoa da liễu thuộc Đại học Louisville (Mỹ) – sẽ cung cấp cho bạn một số dấu hiệu về da giúp cảnh báo sớm các bệnh nội khoa nghiêm trọng. Điều này hết sức quan trọng trong việc tìm ra dấu hiệu bệnh sớm, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh trước khi chúng phát triển trầm trọng hơn.

Trong một số trường hợp, tình trạng da có thể cảnh báo sớm một số bệnh nội khoa trước khi chúng bắt đầu phát tác nặng hơn.

Phát ban

Phát ban bất thường, phát ban không phải do dị ứng thuốc hoặc phát ban đi kèm với sốt, đau khớp, đau cơ, hoặc các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu báo trước bệnh nội khoa hoặc nhiễm trùng.


- Viêm gan C: Phát ban trên mu bàn chân và cẳng chân, nếu không phải là phản ứng với thuốc trị nấm hoặc topical steroids (là loại steroid dùng tại chỗ cho tổn thương giảm nhanh nhưng chỉ giảm tạm thời), thì có thể đây là dấu hiệu nhiễm viêm gan C, hay còn gọi là hồng ban hoại tử đầu chi – một dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm gan.

- Hội chứng DRESS: Thông thường, phát ban có liên quan đến việc dị ứng thuốc mới. Tuy nhiên, cần theo dõi nghiêm ngặt vì phát ban rất có thể nặng hơn dẫn đến hội chứng gây nguy hiểm đến tính mạng có tên DRESS (Viết tắt của phản ứng thuốc phát ban kèm tăng bạch cầu ưa eosin và các triệu chứng toàn thân). Tình trạng bệnh kéo dài từ vài tuần, thậm chí đến vài tháng sau khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới và rất khó chẩn đoán. Biểu hiện bệnh là phát ban da, kèm theo sốt, sưng hạch, tăng bạch cầu ưa eosin, bệnh lý hạch và có thể ảnh hưởng toàn thân bao gồm tổn thương gan, tim, thận, phổi và tuyến giáp. Bác sĩ Owen khuyên bạn nên tìm gặp bác sĩ da liễu ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu DRESS nào.- Ung thư: Viêm da cơ là bệnh viêm cơ với những thay đổi rõ rệt trên da và 20% có liên quan đến ung thư nội khoa, trong đó phổ biến nhất là ung thư buồng trứng. Dấu hiệu trên da bao gồm phát ban màu tím trên mí trên của mắt và trong các vùng da tiếp xúc với mặt trời, sưng vẩy trên các đốt ngón tay, mạch máu nổi lên trên các rìa móng tay, xướt da nghiêm trọng quanh rìa móng tay. Bác sĩ Owen lưu ý rằng, những dấu hiệu này nếu chỉ biểu hiện nhẹ thì sẽ được chẩn đoán viêm da, trước khi được xem xét đến ung thư giai đoạn sớm.

Lời khuyên của bác sĩ Owen:

Bác sĩ Owen khuyên bạn nên đến bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện bất cứ dấu hiệu nào liên quan tới:

- Phát ban không kèm theo một nguyên nhân cụ thể.

- Phát ban không phải là phản ứng với bất cứ loại loại điều trị nào.

- Phát ban kèm sốt, đau cơ hoặc các triệu chứng bất thường khác.

Da nổi mụn thịt, khối u, vảy

Bất kỳ một khối thịt mới nào xuất hiện trên da cũng đều được bác sĩ chuyên khoa xem xét kỹ bởi vì nguy cơ ung thư da ở đây rất cao. Thi thoảng, mụn thịt là dấu hiệu di căn của ung thư nội khoa. Ngoài ra, khối u trên da cũng tiên đoán cho bệnh nội khoa hoặc một số hội chứng di truyền khác. Ví như những khối u da màu vàng hoặc vàng sáp trên cánh tay, chân có thể chỉ ra hàm lượng chất béo trung tính cao, thường là dấu hiệu bệnh tiểu đường không tự chủ


Nếu da xuất hiện những mảng vảy trắng bong tróc hay vảy đỏ hình cây thông thì có nghĩa da đã bị bệnh bệnh vảy nếnvay phan hong và cần có những phương pháp dieu tri vay nen , vảy phấn hồng hợp lý. Với bệnh vảy phần hồng thì lúc đầu bệnh biểu hiện không rõ ở 50 % trư­ờng hợp. Bệnh nhân cảm thấy đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi. Tổn thư­ơng tiên phát thư­ờng hay ở nửa phía trên thân ng­ười ngực, lưng bụng, cánh, cẳng tay, cổ. Có thể bị ở mặt, đầu. Tổn thư­ơng là các đám tròn hay hình oval có giới hạn rõ, màu đỏ nhạt giới hạn rõ. Đám tổn thương có đ­ường kính 2-5 cm hoặc có khi rộng hơn. Tổn thư­ơng kéo dài 5-15 ngày. Có thể kéo dài 2 tháng. Tổn thư­ơng (thứ phát) tràn lan bắt đầu biểu hiện sau 2-3 ngày hoặc đến 10 ngày. Các tổn thư­ơng mới kế tiếp phát triển vài tuần sau. Hình thái cổ điển tổn thư­ơng bao gồm: ban mề đay xung quanh, mầu hồng nhẹ, vảy khô xám phủ trên. Trung tâm tổn thư­ơng teo, lõm, da nhăn mầu nâu. Sau một thời gian tổn th­ương đặc tr­ưng bởi các đư­ờng ly tâm song song như­ x­ương s­ườn của chúa.
Còn với bênh vảy nến thì hình thức phổ biến nhất, mảng bám gây bệnh vẩy nến khô, lớn lên, các tổn thương da đỏ (mảng) phủ vảy bạc. Các mảng ngứa hoặc có thể đau đớn và có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục và mô mềm bên trong miệng. Có thể chỉ là một mảng ít hay nhiều, và trong trường hợp nặng, da xung quanh các khớp xương có thể nứt và chảy máu. Thế nên cần điều trị vảy nến 1 cách nhanh nhất.
Sự thay đổi màu da

-  Vàng da là dấu hiệu của bệnh viêm gan.

- Ngoài ra, vùng da sẫm màu trên các nếp nhăn, trên vùng da chịu nắng,trên khớp hay vết sẹo cũ có thể là dấu hiệu bệnh tuyến thương thân, chẳng hạn bênh Addison (một rối loạn hiếm gặp của tuyến thượng thận).

- Màu da sậm, có màu đồng thiết ở bệnh nhân đái tháo đường có thể là một dấu hiệu của khiếm khuyết di truyền trong sự trao đổi sắt dẫn đến suy gan, được biết đến với cái tên hemochromatosis - một rối loạn gây ra do cơ thể hấp thụ quá nhiều chất sắt từ chế độ ăn uống.

Thay đổi kết cấu da

Bất kỳ sự mềm hay xơ cứng da bất thường đều là dấu hiệu bệnh lý.

- Xơ cứng bì toàn thể (Systemic sclerosis) là một bệnh tự miễn, trong đó những dấu hiệu ban đầu là sưng, tiếp theo là xơ cứng da. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, nó có thể dẫn đến xơ cứng cơ quan nội tạng như phổi hoặc tim.

- Bệnh gai đen (Acanthosis nigricans): Biểu hiện bên ngoài bằng những mảng da màu nâu thẫm hoặc nâu xám ở các nếp của cơ thể như nách, cổ, bẹn, rốn, quanh hậu môn hoặc cơ quan sinh dục... Bệnh thường gặp ở người béo phì, nhưng đây nó còn có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường sớm hoặc thậm chí là ung thư một cơ quan nội tạng.

- Bệnh nhão da (cutis laxa): Bệnh mô liên kết da hiếm gặp khiến da trở nên thiếu đàn hồi và tạo thành những nếp chảy xệ, lão hóa. Đây còn có thể là dấu hiệu ung thư hạch hoặc đa u tuỷ và có thể liên quan tới bệnh mất tính đàn hồi của cơ quan nội tạng. Bác sĩ Owen lưu ý thêm nếu được chẩn đoán đúng, có thể làm chậm tiến triển của bệnh.


Nguy cơ bị tim mạch từ bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là bệnh lý tự miễn ở ngoài da, thường hay phát triển mạnh vào mùa thu và mùa xuân. Bệnh nhân vảy nến thường ngại tiếp xúc vì bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tác động không ít đến tâm lý. Không những thế những bệnh nhân vảy nến còn có khả năng bị bệnh về tim mạch dễ hơn người bình thường. Chính vì thế cần có những phương pháp điều trị vảy nến cách hiệu quả nhất.


Theo một nghiên cứu phối hợp giữa Bộ môn Da liễu Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Bộ môn Da liễu Bệnh viện (BV) ĐH Y Dược công bố tại Hội nghị Da liễu khu vực phía Nam quý II/2014 do BV Da liễu TP HCM tổ chức sáng 24-6, bệnh nhân vảy nến có nguy cơ mắc bệnh tim mạch khá cao so với người thường và căn bệnh này rất cần được dự phòng song song với quá trình dieu tri vay nen.


Theo so sánh giữa nhóm bệnh nhân và nhóm chứng (không mắc vảy nến, vay phan hong), nhóm bệnh có tỉ lệ tăng huyết áp cao gấp 2,5 lần so với nhóm chứng và có chỉ số huyết áp trung bình là 128/81 mmHg, cao hơn con số 121/77 mmHg của nhóm chứng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xác định nguy cơ tim mạch của 2 nhóm thông qua thang điểm FRS - phổ biến trong chuyên ngành tim mạch, là thang điểm giúp tiên đoán nguy cơ mạch vành và tai biến mạch máu não trong 10 năm tới ở cả hai giới. Kết quả cho thấy FRS trung bình ở nhóm bệnh là 10,1 trong khi ở nhóm chứng chỉ có 6,9.
Theo BS Nguyễn Hoàng Liên, Bộ môn Da liễu Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, vảy nến là một bệnh da liễu chiếm 2% dân số thế giới và là một bệnh hệ thống, có thể kéo theo một số bệnh khác như tim mạch, ung thư, viêm đường hô hấp, rối loạn tâm thần, tổn thương khớp, thận… Trong đó, tim mạch là nguy cơ hàng đầu. Điều này được lý giải một phần bởi cơ chế viêm trong vảy nến sẽ góp phần dẫn tới tình trạng xơ cứng mạch máu, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, một số yếu tố khác ở bệnh nhân vảy nến cũng đưa đến nguy cơ tim mạch: Endothelin I tiết ra từ tế bào sừng, gia tăng trong cả da và huyết thanh của bệnh nhân vảy nến làm ảnh hưởng đến thành mạch; việc sử dụng corticoid bừa bãi (do thói quen tự mua thuốc về dùng); sự hiện diện của một gien quy định cả tình trạng bệnh vảy nến và tim mạch; việc người bị vảy nến thường xuyên stress và gia tăng thói quen hút thuốc lá, uống rượu…

Nghiên cứu trên cũng cho thấy nguy cơ tim mạch gia tăng theo độ tuổi - nhóm trên 45 tuổi cao gấp 5 lần so với nhóm dưới 45 tuổi, nam có nguy cơ cao hơn nữ. “Chúng tôi đề nghị sử dụng thang điểm FRS để ước lượng nguy cơ bệnh tim mạch cho bệnh nhân vảy nến, đồng thời cần can thiệp điều trị sớm để giúp phòng ngừa các rối loạn tim mạch về sau” - BS Hoàng Liên nhấn mạnh.

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Cách ngăn chặn bệnh vảy nến

Thưa bác sĩ, mấy năm nay tôi bị nấm trên đầu rồi tróc vảy ngứa (tróc vảy khô, không chảy nước), sau lan xuống cả người và nay toàn thân đều đã bị như vậy. Tôi đi khám bác sĩ kết luận tôi bị bệnh vảy nến. Vậy xin quý báo tư vấn giúp tôi cách chữa hoặc nơi nào chữa được bệnh này. Tôi xin cảm ơn.Trần Ngọc Toản (Nam Định)



Bệnh vảy nến là do sự rối loạn điều tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vảy trắng. Chúng thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu nhưng đôi khi cả ở thân thể, gan bàn tay, bàn chân và các ngón chân. Bệnh vảy nến không phải là bệnh lây nhiễm như bao người nhầm tưởng. Ngoài dùng thuốc theo đơn của bác sĩ da liễu, bệnh nhân trị vảy nến cần lưu ý những điều sau đây: hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời; tránh làm tổn thương da, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và virut, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân. Cần tuân thủ cách dùng thuốc trị bệnh do bác sĩ chỉ định. Tắm mỗi ngày để loại bỏ vảy bám trên da. Khi tắm cần tránh nước quá nóng, xà bông có chất tẩy quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm. Bệnh nhân dieu tri vay nen cũng cần lưu tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng. Nên bổ sung trong bữa ăn của mình các thực phẩm sau: cá biển, rau quả có nhiều bêta-caroten như trái bơ, cà rốt và đặc biệt là xoài để bảo vệ cấu trúc mong manh của da. Nên hạn chế thịt, sữa, trứng vì chứa nhiều chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy không chỉ ngoài da mà trong khớp, trên thần kinh ngoại biên... Rượu bia cũng cần hạn chế vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vảy nến. Hãy đến khám bác sĩ nếu bệnh nặng hơn hoặc không có tiến triển vì có thể bạn cần một đơn thuốc khác.                                              

BS. Vũ Thu Dung

(theo suckhoedoisong)

Bệnh vảy nến và cách chữa trị



Bệnh vảy nến theo cách gọi tự nhiên là bệnh có những thương tổn ở da giống như ta giỏ vảy nến, trên bề mặt da tổn hương có nhiều vảy, là bệnh tự nhiễm và nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh đang được các nhà khoa học tìm hiểu và chưa có thuốc chữa 1 cách đặc hiệu trị vảy nến.

Những năm gần đây tỉ lệ người mắc bệnh vảy nến tăng cao, bệnh không có ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ, cuộc sống của người bệnh. Vảy nến khiến cho người bệnh ngứa ngáy khó chịu, phải gãi, cào gây nên tổn thương da và gây viêm. Điều trị vảy nến còn gặp nhiều khó khăn và cần nhiều thời gian. Chính vì thể người bệnh cần có những phương pháp dieu tri vay nen cách hợp lý nhất.


Sau đây,PGS – TS Phạm Văn Hiển sẽ giúp cho bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như các phương pháp điều trị bệnh vảy nến.

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Phương pháp hiệu quả điều trị bệnh vảy nến

Thưa bác sĩ, tôi đã bị bệnh vẩy nến năm năm nay. Tôi bị ngứa ở da đầu và bị những vết đốm lớn ở ngón tay, vai, khuỷu tay và bàn chân.
Thông thường thì tôi bị theo mùa, cứ mùa đông là bị bệnh, nhưng mùa đông năm ngoái tôi bị và cho đến nay thì không thấy có dấu hiệu suy giảm. Tôi đang sử dụng kem có chứa steroid nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Tôi có nên sử dụng phương pháp vi lượng đồng căn để dieu tri vay nen này không?


Trả lời


BS Dan Rutherford: Bệnh vẩy nến không thể chữa khỏi được nhưng có thể điều trị để giảm những khó chịu mà bệnh gây ra. Nếu thực sự mùa hè khiến bệnh tình của bạn nhẹ hơn mùa đông thì có thể da bạn thích ứng tốt với ánh sáng cực tím.  Điều trị bằng tia UV có thể đem lại tác động đáng kể đến bệnh vẩy nến, bạn có thể đến khám tại bệnh viện da liễu để được tư vấn kỹ hơn về liệu pháp này.
Ngoài việc sử dụng kem có chứa steroid còn có nhiều loại kem khác hỗ trợ cho bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, hút thuốc lá, rượu và stress có thể làm bệnh vẩy nến ngày càng nặng thêm vì vậy hãy thay đổi lối sống lành mạnh để có một sức khoẻ tốt hơn.
Tác động của phương pháp vi lượng đồng căn là không thể đoán trước nhưng nó cũng là một liệu pháp tổng thể vậy nên nó cũng có thể tốt khi bạn sử dụng liệu pháp này.
BS Sara Stanner: Một số nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn kiêng đặc biệt không chứa gluten, ít protein hoặc ăn chay có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên hãy lưu ý xây dựng chế độ kiêng cho phù hợp để không bị thiếu những vi chất dinh dưỡng quan trọng.
Ngoài ra, phải kể đến vai trò của axit béo omega 3. Chúng được tìm thấy có nhiều trong dầu cá như cá mòi, cá hồi, cá trích, cá thu và cá ngừ tươi. Nó đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm. Theo một báo cáo thì thử dùng các chất bổ sung dầu cá trong tám tuần, có thể cải thiện mức độ nhẹ đến vừa phải các triệu chứng như ngứa, ban đỏ và vẩy nến. Một chế độ ăn giàu dầu cá hoặc bổ sung dầu cá có thể trợ giúp hữu ích cùng với thuốc điều trị vảy nến của bạn.
( sưu tầm )

Cách kiểm soát bệnh vảy nến bằng thảo dược



Vảy nến là bệnh ngoài da rất hay gặp ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Tỉ lệ mắc bệnh khác nhau tùy từng vùng và châu lục. Riêng VN thì tỉ lệ người mắc phải cũng không phải là nhỏ. Hiện nay bệnh được các nhà khoa học đang quan tâm hàng đầu bởi nguyên nhân gây nên bệnh vẫn chưa được làm sáng tỏ. Do đó việc dieu tri vay nen còn gặp nhiều khó khăn. Sau đây Phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Văn Hiển sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ về bệnh vảy nến này cũng như là những phương pháp kiểm soát và trị vảy nến bằng thảo dược.

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Bất ngờ với Cafein giúp phòng tránh bệnh vảy nến

Nguyên nhân mắc phải bệnh vảy nến có rất nhiều nguyên nhân tác động vào. Chủ yếu là do môi trường và chế độ sinh hoạt của người bệnh không khoa học. Nếu như bia và thuốc lá làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến thì cà phê lại là thứ đồ uống ngăn ngừa loại bệnh da liễu này.

TS Abrar Qureshi cùng nhóm nghiên cứu của mình kết hợp với bệnh viện phụ nữ ở Bostol đã tiến hành đề tài nghiên cứu xem liệu có mối liên quan nào giữa các loại bệnh ngoài da và cafein hay không. Bởi vì theo các chuyên gia, tính chống viêm của cafein có khả năng sẽ bảo vệ chúng ta khỏi bệnh vẩy nến.

Để biết liệu chất cafein có tác dụng thế nào với điều trị vẩy nến, ông Qureshi và các đồng nghiệp của ông đã theo dõi trên 82.000 người thông qua việc trả lời các câu hỏi bao gồm thực phẩm họ ăn hàng ngày, lượng  nước giải khát họ uống trong năm 1991. Và trong 14 năm sau đó, gần 1.000 người trong chuyên mục nghiên cứu bệnh vẩy nến đã gửi bản báo cáo của mình tới kho tư liệu lưu trữ thông tin về bệnh da liễu.

Ban đầu, theo báo cáo, những người uống nhiều cà phê, trà, nước ngọt hoặc sô-cô-la, những loại đồ uống có chứa nhiều cafein thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nhưng uống nhiều cà phê hơn, cũng đồng nghĩa với việc hút thuốc lá nhiều hơn. Trước đó, các thành viên trong nhóm nghiên cứu của ông Qureshi cũng phát hiện ra rằng, rượu và thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh, xong cafein lại không ảnh hưởng bệnh da liễu (vay nen, vay phan hong.....). Phát hiện này cũng là một lí do tốt để cắt giảm  những thói quen thiếu lành mạnh.
TS Esther Lopez-Garcia Autonoma de Madrid (Tây Ban Nha) không tham gia vào nhóm của TS Abrar Qureshi nhưng bà đã từng nghiên cứu sự ảnh hưởng của caféin tới sức khỏe đã gửi email tới tờ báo Reuter rằng các loại bia đã được lọc không có hại đối với những người có sức khỏe tốt. Và nhiều bằng chứng cho thấy uống một lượng cà phê vừa phải có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, tiểu đường và một số loại ung thư.

Tuy nhiên bà cảnh báo, nếu uống quá nhiều chất cafein có thể khiến các bệnh như mất ngủ, lo âu hay huyết áp cao thêm trầm trọng. Nhóm nghiên cứu ở Irani đã thử nghiệm với một nhóm tình nguyện viên mắc bệnh này bằng cách bôi trực tiếp cafein lên da của họ, và kết quả thu được khá là khả quan. Các nhà khoa học tin rằng bệnh vẩy nến được gây ra bởi sự tấn công của hệ thống miễn dịch bất thường trên các tế bào của cơ thể, đó là lí do vì sao biểu hiện chúng có màu đỏ, đóng thành vẩy và thường bị ngứa.


Hiện nay, các phương pháp dieu tri vay nen này bao gồm, bôi kem, tiếp xúc với ánh sáng cực tím, và các thuốc dùng cho hệ thống miễn dịch của cơ thể

Giảm nguy cơ bệnh vảy nến bằng phương pháp tập thể dục

Bệnh vảy nến là một rối loạn miễn dịch gây ra chứng viêm và có vảy trên da, có tỉ lệ người mắc phải cũng khá cao. Thời điểm bệnh xuất hiện nhiều nhất là vào mùa thu vào mùa xuân, thường gây không ít nhiều đến tâm lý và thẩm mỹ đến với người bệnh. Tuy nhiên có những phương pháp tập luyện thể dục thể thao có thể hạn chế được bệnh vảy nến.


Người ta phân tích dữ liệu từ 87.000 phụ nữ từ 27 – 44 tuổi không bị bệnh vẩy nến về thói quen tập thể dục của họ trong 3 thời điểm của hơn 10 năm nghiên cứu. Qua hơn 14 năm theo dõi thì có khoảng 1.000 người được chẩn đoán dieu tri vay nen. Nhóm phụ nữ có hoạt động thể lực khỏe mạnh thì bị vẩy nến ít hơn 27% so với những phụ nữ ít vận động. Theo tính toán chỉ cần 2 giờ chạy bộ mỗi tuần sẽ giải được 25 – 30% nguy cơ. Người ta không chứng minh được việc chạy bộ và thể dục nhịp điệu tự nó tác động trực tiếp làm giảm bệnh lý mãn tính của da. Lý do được giải thích là phụ nữ tập thể dục đều đặn sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh cùng với thói quen sống lành mạnh cũng giúp họ phòng được bệnh tật trong đó có bệnh vẩy nến. Theo các chuyên gia giá trị của nghiên cứu nằm ở chỗ tìm ra những lý do chính đáng để khuyến khích mọi người tập thể dục đều đặn nhằm nâng cao sức khỏe của mình.


Cụ thể, tập thể dục với cường độ mạnh trong ba giờ một tuần có thể giúp giảm 25 – 30% nguy cơ bị bệnh, theo các chuyên gia. Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Abrar Qureshi thuộc khoa Da liễu tại Bệnh viện Brigham và Women’s (Mỹ) nói: “Thêm lý do để thay đổi lối sống và tập thể dục”. Ông Qureshi cho biết thêm: “Thú vị nhất là cường độ tập thể dục có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh vảy nến, tri vay nen trong khi các hoạt động thể chất nhẹ nhàng hơn như đi bộ không liên quan tới việc giảm nguy cơ mắc bệnh”.

Trong nghiên cứu này, Qureshi và các cộng sự thu thập dữ liệu ở gần 867.000 phụ nữ và trong số này có 1.026 phụ nữ bị bệnh vảy nến.


Theo các chuyên gia Hoa Kỳ, những phụ nữ luyện tập thể dục thường xuyên có thể giảm hẳn nguy cơ bị bệnh vẩy nến. Những người bị quá cân hoặc hút thuốc lá sẽ có nguy cơ cao hơn bị bệnh da mãn tính. Phụ nữ chạy bộ nhiều hơn một giờ đồng hồ mỗi tuần hoặc ít nhất 4 giờ mỗi tuần tập thể dục nhịp điệu thì có thể được bảo vệ đối với bệnh vẩy nến, dieu tri vay da thậm chí sau khi cân nặng và thói quen sống khác bị bất lợi. Theo TS. Joel Gelfand của Đại học Pennsylvania (Philadelphia), việc giảm cân và tập thể dục nhiều cũng sẽ tránh được bệnh vẩy nến.

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Chữa bệnh vảy nến với bột ngệ

Vảy nến là bệnh ngoài da hiện nay có tỉ lệ người mắc phải cao. Bệnh phát triển nhiều nhất vào mùa thu và mùa xuân gây không ít ảnh hưởng đến người bệnh về mặt tâm sinh lý và thẩm mỹ. Chính vì thế mà phương pháp điều trị đa dạng để hạn chế sự phát triển của bệnh. Tinh bột nghệ vàng là sự lựa chọn để dieu tri vay nen mà các nhà khoa học khuyên người bệnh nên dùng.


 Tác dụng chống sưng viêm của nghệ vàng đã được khoa học biết đến từ nhiều thế kỉ nay. Curcumin, thành phần chính của nghệ, là một chất chống oxi hóa mạnh nổi tiếng với khả năng giảm sưng viêm và làm lành da. Tuy việc dùng nghệ trong nấu nướng hay thuốc uống là an toàn, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác si trước khi sử dụng nghệ để chữa bệnh vảy nến.

Do bệnh vảy nến là bệnh phải chữa trị trong thời gian dài, nên việc dùng tinh bột nghệ nên theo các bước sau:


Thêm tinh bột nghệ vào các món ăn hàng ngày như là gia vị

Sử dụng nghệ trong bữa ăn hàng ngày. Thử một số công thức cà-ri và cho thêm nghệ không chỉ cho màu sắc và hương vị món ăn được đặc sắc hơn, mà còn vì khả năng chữa bệnh vảy nến, vay phan hong của nghệ nữa. Dùng nghệ để nêm vào các món trứng, rau xào, thịt kho, và để ướp các món thịt sống.

Đắp tinh bột nghệ lên vùng da bị bệnh vảy nến

Trộn nước sạch với tinh bột nghệ thành một dạng kem đắp ban đêm để chữa trị vảy nến. Xoa kem trực tiếp lên vùng da bệnh và đợi khoảng 5 phút. Sau đó rửa bằng nước sạch, cẩn thận tránh bị dính lên quần áo. Nếu bạn có mua được đậu gà (chickpea hay còn gọi là garbanzo) có thể nghiền ra xoa vào buổi sáng, có tác dụng tẩy màu vàng của nghệ rất tốt.

Uống tinh bột nghệ mỗi ngày


Hỗ trợ khẩu phần ăn của bạn với viên tinh chất nghệ 500mg, uống 3 lần một ngày. Hàng ngày uống một muỗng tinh bột nghệ với một cốc sữa ấm, hoặc trộn mật ong với một muỗng tinh bột nghệ cũng có tác dụng tốt.


Thận trọng đái tháo đường từ bệnh vẩy nến

Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da thường gặp ở Việt Nam và trên các nước khác. Bệnh nếu không được chữa trị kiểm soát thì có dẫn đến khả năng nặng thêm hoặc là dễ phát tác lại. Không những thế, những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến thì có khả năng bị bệnh đái tháo đường là rất cao. Chính vì thế mà người bệnh cần có những phương pháp dieu tri vay nen sao cho hiệu quả nhất.

Theo nhà nghiên cứu chính April Armstrong, phó giáo sư da liễu thuộc Trường đại học California, Davis (Mỹ), có mối liên quan rõ rệt giữa bệnh vẩy nến và bệnh tiểu đường. Những bệnh nhân bị bệnh vẩy nến và các bác sĩ cần được cảnh báo về việc tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường để bệnh nhân được sàng lọc thường xuyên và được lợi từ việc điều trị vảy nến sớm.


Bệnh vẩy nến là một rối loạn da phổ biến, thường có xu hướng di truyền. Bệnh khiến da đỏ, bong ra từng mảng; đôi khi có ban ngứa, có thể xuất hiện ở bất cứ đâu nhưng thường ở khuỷu tay và đầu gối. Đây là bệnh tự miễn.

Các tác giả đã kết hợp dữ liệu của 27 nghiên cứu quan sát những bệnh nhân bị bệnh vẩy nến. 5 nghiên cứu đánh giá tỷ lệ mắc mới bệnh tiểu đường – bao nhiêu bệnh nhân bị bệnh vẩy nến đã phát triển bệnh tiểu đường trong thời gian nghiên cứu 10-22 năm. Những nghiên cứu khác đánh giá tỷ lệ hiện mắc bệnh tiểu đường – bao nhiêu bệnh nhân đã bị bệnh tiểu đường khi bắt đầu nghiên cứu. Tính chung, các nghiên cứu đã đánh giá hơn 314.000 người bị bệnh vẩy nến và so sánh họ với 3,7 triệu người không mắc bệnh.


Một số nghiên cứu đã phân loại bệnh nhân theo mức độ nặng của bệnh. Dữ liệu các nghiên cứu này cho thấy người bị bệnh vẩy nến nhẹ dễ mắc bệnh tiểu đường hơn gấp 1,5 lần so với dân cư nói chung và người bị bệnh nặng dễ mắc hơn gấp gần 2 lần.

Trong các nghiên cứu đánh giá tỷ lệ mắc mới, bệnh nhân bị bệnh vẩy nến có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tăng 27% so với dân cư nói chung.

Trong khi cần nghiên cứu thêm để hiểu hai căn bệnh này có liên quan với nhau như thế nào, thì Armstrong tin rằng những con đường miễn dịch thay đổi có thể khiến bệnh nhân bị bệnh vẩy nến dễ phát triển bệnh tiểu đường hơn.


Có bằng chứng là các tế bào mỡ ở bệnh nhân bị bệnh vẩy nến không hoạt động bình thường. Những tế bào này tiết ra các chất gây viêm cytokin làm tăng kháng insulin trong gan và cơ và bắt đầu phá hủy các tế bào sản sinh insulin trong tụy.